Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN

(16 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Bước cuối cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là gì?

A. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…

B. Phối trộn nguyênn liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia thích hợp.

C. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

D. Sấy khô, đóng gói và bảo quản.

Câu 2: Thức ăn công nghiệp thường có độ ẩm thấp hơn bao nhiêu %?

A. 10 %. 

B. 12 %.

C. 15 %.

D. 17 %.

Câu 3: Trong thức ăn thuỷ sản, thức ăn hỗn hợp thường có dạng là

A. viên ngắn và viên dài.

B. viên tròn, viên dẹt.

C. viên to và viên nhỏ.

D. viên nổi và viên chìm.

Câu 4: Thức ăn tươi sống cần được bảo quản như thế nào? 

A. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường.

B. Bảo quản ở nhiệt độ cao.

C. Bảo quản nhiệt độ thấp như kho lạnh, tủ lạnh,…

D. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.

Câu 5: Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường

A. dưới 20 oC.

B. dưới 30 oC.

C. dưới 40 oC.

D. dưới 50 oC.

Câu 6: Các chất bổ sung nên được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. Dưới 30 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất.

B. Dưới 20 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

C. Dưới 40 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

D. Dưới 50 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

Câu 7: Thức ăn tươi sống phải bảo quản ở nhiệt độ

A. từ - 10 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng.

B. từ - 20 oC đến 1 oC, nhưng không quá 6 tháng.

C. từ - 30 oC đến -10  oC, nhưng không quá 6 tháng.

D. từ - 20 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng. 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Vì sao trong bảo quản thức ăn thuỷ sản, thức ăn đặt trên giá, kệ tránh tiếp xúc với sàn nhà hoặc tường.?

A. Để tránh nhiễm ẩm, mốc.

B. Để tránh bị mối mọt.

C. Để tránh bị chuột cắn.

D. Để tránh bị tiếp xúc với vi khuẩn.

Câu 2: Vì sao bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp protein ở dạng bột sấy khô còn bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng hạt hoặc miếng khô?

A. Nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ bị mốc hơn dạng hạt và miếng.

B. Dạng hạt và miếng dễ bảo quản hơn.

C. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ hút ẩm hơn dạng hạt và miếng.

D. Dạng hạt và miếng dễ chế biến hơn.

Câu 3: Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thức ăn công nghiệp có đặc điểm

A. thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình.

B. thức ăn có thời gian bảo quản ngắn.

C. thực hiện ở quy mô hớn, thời gian bảo quản dài.

D. thức ăn chỉ cần cắt, thái, xay, nghiền nhỏ,…

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản là những bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dinh dưỡng của thức ăn trong suốt quá trình sử dụng. 

Theo nghiên cứu của Lê Thanh Hà và cộng sự (2023), chế biến thức ăn thủy sản thường bao gồm các công đoạn như nghiền, trộn, ép và sấy để tạo ra các sản phẩm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Việc bảo quản thức ăn thủy sản cần phải được thực hiện đúng cách để ngăn ngừa sự mất chất lượng và bảo đảm sự an toàn cho động vật nuôi. Các phương pháp bảo quản phổ biến bao gồm đóng gói chân không, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và sử dụng các chất bảo quản thực phẩm. Việc thực hiện đúng các quy trình chế biến và bảo quản không chỉ giúp duy trì giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Nguồn tài liệu: Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Hải, & Trí Minh Đức. (2023). Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Công nghiệp Thực phẩm.

a. Chế biến thức ăn thủy sản không bao gồm các công đoạn như nghiền, trộn, ép và sấy.

b. Bảo quản thức ăn thủy sản không cần phải thực hiện đúng cách vì nó không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

c. Đóng gói chân không là một trong những phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản để ngăn ngừa sự mất chất lượng.

d. Việc sử dụng các chất bảo quản thực phẩm là không cần thiết trong quá trình bảo quản thức ăn thủy sản. 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay