Đáp án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường

File đáp án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

1. Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em. 

Hướng dẫn chi tiết:

Một số hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em như:

- Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn”

- Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn

- Hoạt động phòng chống bạo lực học đường

- Các hoạt động lao động công ích

- Làm sản phẩm lưu giữ truyền thống nhà trường

- Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

2. Trao đổi về các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia.

Gợi ý: 

Tên hoạt động

Các hoạt động cụ thể em đã tham gia

Xây dựng truyền thống hiếu học của nhà trường.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

- Giúp đỡ bạn học trong học tập.

- Tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/

Hướng dẫn chi tiết:

Tên hoạt động

Các hoạt động cụ thể em đã tham gia

Kết quả hoạt động

Tôn trọng sự khác biệt

- Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô.

- Tôn trọng sự khác biệt của các bạn.

- Tôn trọng sở thích của từng cá nhân trong cộng đồng

- Hiểu được mỗi người là một cá nhân khác biệt.

- Đánh giá mỗi người bằng những tiêu chí phù hợp với từng cá nhân.

Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn.

- Sống hài hòa với thầy cô

- Sống thân thiện, hòa đồng với các bạn.

- Biết quan tâm đến thầy cô và các bạn.

- Biết chia sẻ với thầy cô và các bạn những niềm vui, nỗi buồn.

- Biết đồng cảm với những khó khăn của thầy cô và các bạn.

2. Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

Hướng dẫn chi tiết:

Khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng nhà văn hóa nhà trường, em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và tự hào vì có thể góp 1 phần sức lực nhỏ vào công việc chung của nhà trường

NHIỆM VỤ 2: Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn 

1. Thảo luận về những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Gợi ý

  • Không chê bai sở thích của người khác.

  • Chấp nhận đặc trưng văn hóa riêng của thầy cô và các bạn.

  • Lắng nghe những ý kiến khác với mình.

  • Thích ứng với phương pháp dạy của từng thầy cô.

Hướng dẫn chi tiết:

Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt của thầy cô.

Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt của các bạn.

- Chấp nhận phong cách riêng của mỗi thầy cô.

- Thích ứng với phương pháp dạy của từng thầy cô.

- Lắng nghe bài giảng của thầy cô một cách tích cực.

- Thực hiện nhiệm vụ được thầy cô giao.

- Trao đổi với thầy cô những điều chưa hiểu.

- Đối xử bình đẳng với các bạn.

- Không coi thường bạn.

- Không chế giễu khuyết điểm của bạn

- Tôn trọng thói quen, sở thích của bạn

- Lắng nghe ý kiến, quan điểm của bạn

- Sống hòa đồng với các bạn

2. Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Thầy H dạy Ngữ Văn ở lớp của D rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học. D thường tỏ ra khó chịu và quay sang nói chuyện riêng với bạn mỗi khi thầy đọc thơ.

Tình huống 2: Bạn X thường nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh. Những lúc như vậy, một số bạn  trong lớp lại cười.

Tình huống 3: Bạn A có sở thích tìm hiểu về thiên văn học nên ở lớp, A thường say sưa nói về dải Ngân hà và các chòm sao. Một số bạn trong lớp hay trêu chọc A là “người đến từ hành tinh khác”.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

- Chấp nhận phong cách riêng của thầy H.

- Lắng nghe bài thơ của thầy H một cách tích cực để thấy ý nghĩa và giá trị của bài thơ.

- Chia sẻ với thầy H những điều chưa hiểu về những bài thơ của thầy.

- Quản lí cảm xúc trong giờ học để không tỏ thái độ khó chịu hay nói chuyện riêng, với bạn.

Tình huống 2:

- Động viên để bạn không mất bình tĩnh.

- Không lấy khiếm khuyết của bạn X làm trò cười.

- Tôn trọng thói quen của bạn.

- Giúp bạn rèn luyện để không nói lắp nữa.

Tình huống 3:

- Tôn trọng thói quen, sở thích của bạn A.

- Tôn trọng sự khác biệt của bạn A.

- Tích cực tham gia các hoạt động cùng bạn để hiểu và chia sẻ với sở thích khoa học của bạn.

NHIỆM VỤ 3: Thể hiện cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn

1. Trao đổi về biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn. 

Gợi ý: 

  • Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.

  • Sẵn sàng cùng bạn thực hiện nhiệm vụ thầy cô giao.

  • Hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình.

Hướng dẫn chi tiết:

Biểu hiện cách sống hài hòa với thầy cô

Biểu hiện của sách sống hài hòa với các bạn

- Thường xuyên gặp gỡ và chào hỏi thầy cô.

- Quan tâm, hỏi thăm thầy cô.

- Thể hiện sự biết ơn thầy cô.

- Vui vẻ, hòa đồng với các bạn

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để hiểu và chia sẻ với các bạn.

- Hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình.

2. Thể hiện cách sống hài hòa trong các tình huống sau: 

Tình huống 1: Cô B đến lớp với tâm trạng mệt mỏi, giờ giảng của cô không được sôi nổi như mọi khi.

Tình huống 2: N là một học sinh giỏi, luôn tích cực trong học tập nhưng lại ít tham gia các hoạt động phong trào. Trong lớp, N cũng ít nói chuyện với các bạn.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

- Quan tâm, hỏi thăm cô B.

- Thể hiện sự lo lắng cho sức khỏe của cô.

- Lấy nước cho cô uống và hỏi thăm tình hình sức khỏe của cô.

- Giữ trật tự, tích cực học tập để cô bớt mệt mỏi.

Tình huống 2:

- Vui vẻ, hòa đồng với các bạn

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để hiểu và chia sẻ với bạn bè.

- Chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ bạn bè trong khả năng của mình.

NHIỆM VỤ 4: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Hướng dẫn chi tiết:

Hiện nay, trong môi trường học đường xuất hiện nhiều dạng bắt nạt như: bắt nạt bằng lời nói, bắt nạt trực tuyến, bắt nạt thân thể, bắt nạt mối quan hệ…Những hành vi bắt nạt học đường đã làm cho mối quan hệ bạn bè không còn thân thiết, gắn bó và văn minh nữa. Vì vậy, chúng ta cùng nhau xây dựng kế hoạch để tổ chức các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

“NÓI KHÔNG VỚI BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG”

1. Mục tiêu hoạt động:

Giúp học sinh:

- Nhận diện được các tình huống bắt nạt học đường.

- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường.

- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường. 

2. Kế hoạch chi tiết:

Nội dung hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động

Thời gian thực hiện

Đối tượng tham gia

Nhận diện các hình thức bắt nạt học đường

Tổ chức tọa đàm.

Tuần 8

Học sinh cả lớp

Rèn luyện kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường

Đóng vai giải quyết tình huống

Tuần 9

Học sinh cả lớp

Tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường

- Làm tờ rơi, áp phích,…

- Truyền thông đa phương tiện.

Tuần 10

Học sinh toàn trường

NHIỆM VỤ 5: Tham gia thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường 

1. Tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã lập.

Hướng dẫn chi tiết:

Các bạn học sinh tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã lập để rèn luyện được kĩ năng tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Gợi ý: 

Tiêu chí đánh giá hiệu quả: 

- Mức độ đạt được mục tiêu của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

A. Tốt

B. Đạt

C. Chưa đạt

- Mức độ tham gia của các cá nhân và tổ chức vào hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

A. Rất tích cực

B. Tích cực

C. Chưa tích cực

Hướng dẫn chi tiết:

STT

Tiêu chí đánh giá hoạt động

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1

Mức độ đạt được mục tiêu của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

2

Mức độ tích cực tham gia của các cá nhân, nhóm, các lực lượng tham gia phòng chống bắt nạt học đường.

3

Mức độ lan tỏa hoạt động tới cộng đồng.

4

Tiêu chí khác: ……

3. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

A cartoon of a child sitting at a desk

Description automatically generated

Hướng dẫn chi tiết:

- Khi tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em cảm thấy rất vui vẻ, tự hào và hạnh phúc.

- Nếu không tổ chức các hoạt động đó, thì em cũng như các bạn HS sẽ không biết cách phòng chống bắt nạt học đường, đồng thời đẩy lùi, ngăn chặn các hiện tượng bắt nạt học đường.

NHIỆM VỤ 6: Xây dựng kế hoạch buổi lao động công ích ở trường

1. Lựa chọn một hoạt động lao động công ích ở trường để tham gia và xác định mục tiêu của hoạt động đó.

Hướng dẫn chi tiết:

- Mỗi bạn đều có những điểm tích cực, tạo nên nét riêng của từng người trong tập thể.

- Điều quan trọng là mọi người có thể nhìn thấy nhưng điểm tốt của nhau để ghi nhận, để khích lệ, giúp lan tỏa những điểm tích cực, tốt đẹp để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. 

=> Góp phần xây dựng truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhà trường.

Hoạt động lao động công ích:

- Trồng hoa, cây xanh ở vườn trường.

- Chăm sóc hoa và cây xanh ở vườn trường.

- Vệ sinh lớp học, sân trường.

Mục tiêu:

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với công việc chung. 

- Rèn luyện kĩ năng tổ chức và tham gia lao động.

- Bồi dưỡng tình yêu lao động.

- Phát triển kĩ năng hợp tác. 

2. Lập kế hoạch buổi lao động công ích ở trường. 

Hướng dẫn chi tiết:

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÂY XANH Ở VƯỜN TRƯỜNG

1. Mục tiêu hoạt động:

- Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trong nhà trường.

- Rèn luyện kĩ năng lao động cho học sinh.

- Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với trường, lớp.

2. Kế hoạch chi tiết:

Nội dung hoạt động

Dụng cụ

lao động

Thời gian

lao động

Đối tượng

thực hiện

Quét dọn, cắt tỉa cành lá, bắt sâu,…

- Dao, kéo

- Găng tay,…

Hằng tháng

Học sinh tổ 1,2

Nhổ cỏ, bón phân, tưới nước

- Phân bón.

- Cuốc, xẻng, liềm.

- Bình tưới nước

Hằng tháng

Học sinh tổ 3,4

Làm hàng rào bảo vệ vườn trường

- Tre, nứa.

- Dây buộc

Đầu năm học mới

Học sinh cả lớp.

3. Thực hiện kế hoạch và chia sẻ cảm xúc của em sau buổi lao động công ích. 
-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay