Giáo án và PPT Mĩ thuật 9 cánh diều bài 1: Vẽ mẫu có nhiều đồ vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Vẽ mẫu có nhiều đồ vật. Thuộc chương trình Mĩ thuật 9 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 9 cánh diều
BÀI 1: VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS quan sát một số đồ vật trong lớp như: lọ hoa, cốc, hộp,... và cho biết:
- Đồ vật nào có khối trụ, khối cầu, khối hộp?
- Đồ vật nào có màu đậm nhất, đồ vật nào có màu sáng nhất?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát - nhận thức
GV cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Các vật mẫu có dạng khối hình gì?
So sánh tỉ lệ khung hình chung của nhóm mẫu và từng vật mẫu.
- Ánh sáng chiếu vào vật mẫu làm thay đổi đậm nhạt của nó như thế nào?
- Mô tả đặc điểm bề mặt chất liệu của vật mẫu.
Sản phẩm dự kiến:
- Các vật mẫu có dạng: khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối chóp.
- Tỉ lệ khung hình chung của nhóm mẫu và từng vật mẫu: cân đối, hài hòa.
- Ánh sáng chiếu vào vật mẫu: tạo ra độ nhậm, nhạt khác nhau trên bề mặt khối.
- Đặc điểm bề mặt chất liệu của vật mẫu: nhẵn, gồ ghề, bóng, mờ hoặc các kết cấu đặc biệt.
Hoạt động 2: Sáng tạo
GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Tìm ý tưởng cho bài vẽ đóng vai trò gì trong thực hiện bức vẽ?
Em hãy nêu các bước thực hành bài vẽ?
Sản phẩm dự kiến:
- Tìm ý tưởng cho bài vẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện bởi nó giúp người vẽ chủ động hơn, dễ đạt hiệu quả cao trong thực hành. Nếu không có ý tưởng, quan sát, tìm hiểu kĩ về vật mẫu thì người vẽ dễ bị lúng túng, kém hiệu quả.
- Các bước thực hành bài vẽ
- Bước 1: Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Bước 2: Vẽ chi tiết.
- Bước 3: Vẽ đậm nhạt, bóng đổ và diễn tả chất của vật mẫu.
- Bước 4: Đẩy sâu chi tiết, tạo không gian, nhấn trọng tâm và hoàn thiện.
Hoạt động 3: Thảo luận
GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:
Cần lưu ý những gì khi vẽ tranh tĩnh vật?
Nên sắp xếp bố cục tranh tĩnh vật như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Lưu ý:
+ Chọn vị trí dễ quan sát vật mẫu, ánh sáng rõ ràng; bố cục bài vẽ cân đối, không bị to hoặc nhỏ hay lệch với giấy vẽ.
+ Sử dụng hai loại bút chì có độ mềm khác nhau để diễn tả độ đậm, nhạt.
+ Tẩy giúp tạo nên các mảng sáng mạnh.
+ Có thể ước lượng hoặc sử dụng que đo để so sánh kích thước, tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của nhóm mẫu cũng như của từng vật mẫu.
+ Phác hình bằng nét mờ để chỉnh sửa dễ dàng.
- Bố cục bài vẽ tranh tĩnh vật:
+ Lựa chọn các đối tượng để bố cục, như hoa, quả, rau củ, vật dụng gia đình, đồ chơi, hoặc bất kỳ vật thể nào có thể mang lại cảm giác tĩnh lặng và thẩm mỹ.
+ Đặt các đối tượng trên bề mặt làm việc (giấy, bảng vẽ) sao cho hợp lý về mặt hình thức và hài hòa về màu sắc. Các đối tượng thường được xếp thành nhóm nhỏ, có thể chia thành các tầng khác nhau để tạo chiều sâu và sự phong phú cho bức tranh.
+ Đặt các đối tượng trên bề mặt làm việc sao cho hài hòa và hợp lý. Có thể sắp xếp các đối tượng thành nhóm nhỏ, có thể chia thành các tầng khác nhau để tạo ra chiều sâu và cấu trúc cho bức tranh.
+ Quan sát và điều chỉnh ánh sáng để tạo ra các bóng, điểm sáng và màu sắc phù hợp với mục đích nghệ thuật của bức tranh. Ánh sáng có thể được điều chỉnh để tạo ra hiệu ứng bầu không khí, nắng chiều hay màu sắc mờ.
+ Cân nhắc tạo ra một không gian âm bản xung quanh các đối tượng chính. Điều này có thể được đạt được bằng cách đặt các đối tượng ở giữa hoặc bên cạnh nhau một cách tự nhiên và hài hòa, để không gian xung quanh chúng cũng được chú ý.
+ Sau khi sắp xếp sơ bộ, bạn có thể thử nghiệm bằng cách thay đổi vị trí của các đối tượng hoặc điều chỉnh ánh sáng để tìm ra sự sắp xếp tối ưu cho bức tranh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu không phải dạng khối cơ bản của vật mẫu?
A. Khối trụ.
B. Khối lập phương.
C. Khối chóp.
D. Khối đa giác đều.
Câu 2: Để nhanh chóng xác định hình dạng, kích thước của vật mẫu, người vẽ thường
A. quy vật mẫu về các dạng khối cơ bản.
B. chuốt chì nhọn để thấy được nét vẽ.
C. vẽ phác thảo đầu tiên.
D. độ sáng trong tối phải tối hơn độ sáng ở ngoài sáng.
Câu 3: Đâu không phải là ý tưởng cho bài vẽ?
A. Chọn góc nhìn để vẽ.
B. Ước lượng tỉ lệ khung hình và kích thước chiều ngang, chiều dọc của vật.
C. Quy định các mẫu vẽ về dạng khối hình cầu.
D. Xác định bố cục bức vẽ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Qua bài học, em có thể vận dụng kĩ năng quan sát, nhận xét về tạo hình, khối, màu sắc và ý tưởng cho một bài vẽ mẫu nhiều đồ vật nào khác?
Câu 2:Em nhận biết sự tác động của ánh sáng và xử lí đậm nhạt để vật mẫu trở nên có khối trên bề mặt phẳng của giấy vẽ như thế nào?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 9 cánh diều