Giáo án và PPT công nghệ 9 chế biến thực phẩm Cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Thuộc chương trình Công nghệ 9 mô đun Chế biến thực phẩm Cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Cánh diều
BÀI 2: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào? Mô tả một phương pháp bảo quản thực phẩm đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM TRƯỚC CHẾ BIẾN
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Em hãy nêu các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến ?
Sản phẩm dự kiến:
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường
Nhiệt độ thường được hiểu là nhiệt độ của môi trường tự nhiên, thường xuyên biến động theo những thay đổi của thời tiết. Các thực phẩm
tươi sống có hàm lượng nước cao, khi bảo quản ở nhiệt độ thường
sẽ thối hỏng rất nhanh, chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt hoàn toàn
trong thời gian ngắn.
Hình 2.1. Bảo quản các loại thực phẩm khô ở gia đình
Đối với rau, củ, quả tươi, khi bảo quản ở nhiệt độ thường nên sử dụng trong thời
gian ngắn nhất (với rau ăn lá tốt nhất là trong ngày). Một số loại có thời gian bảo
quản dài ngày hơn như cà chua, khoai tây, hành tây,...
Đối với thực phẩm khô cần được bao gói kín bằng vật liệu cách ẩm, có thể sử dụng
thêm chất hút ẩm (calcium oxide, silica gel,...)
Bảo quản lạnh thực phẩm
Bảo quản lạnh là biện pháp làm chậm lại quá trình sinh lí, sinh hoá và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm bằng nhiệt độ thấp. Nhờ vậy, hạn chế
được tổn thất về khối lượng, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng cảm quan và kéo dài thời
gian sử dụng thực phẩm.
Ở nhiệt độ thấp (0 °C – 15 °C), phần lớn các enzyme trong thực phẩm tươi sống cũng
như quá trình hô hấp sau thu hoạch của rau, củ, quả tươi bị ức chế, nên tốc độ chuyển
hoá các thành phần hoá học (đường, acid hữu cơ, protein, lipid,...) trong thực phẩm
giảm đi đáng kể.
Hình 2.2. Rau, củ, quả được bảo quản trong các hộp kín ở nhiệt độ thấp
Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản lạnh thích hợp riêng, các loại rau, củ,
quả tươi nên bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiệt độ khoảng 8 °C – 15 °C. Các
loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và sữa nên đặt ở ngăn có nhiệt độ
khoảng 2 °C − 8 °C. Thực phẩm sử dụng càng sớm thì sự hao hụt chất dinh dưỡng
càng ít, các thực phẩm tươi giàu protein nên sử dụng trong ngày.
3. Bảo quản đông lạnh thực phẩm
Bảo quản đông lạnh là biện pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới nhiệt độ kết
tinh của nước (<−18 °C); ở mức nhiệt độ này mọi quá trình sinh lí, sinh hoá và
trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm đều bị ức chế tối
đa. Nhờ vậy, thực phẩm không bị hư hỏng, các chất dinh dưỡng hầu như không hao hụt.
Ở nhiệt độ –18 °C, hầu như các tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật đều bị tiêu diệt, đa số
các enzyme bị bất hoạt nhưng một số không bị bất hoạt hoàn toàn.
Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ và thời gian trữ đông khác nhau, nếu nhiệt độ và thời gian
trữ đông không phù hợp, thực phẩm sẽ không cồn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Nhiệt độ bảo quản thịt là –20 °C, thời gian bảo quản từ 12 tháng đến 17 tháng (Hình 2.4); nhiệt độ bảo quản cá là –20 °C (đối với cá có nhiều mỡ thì nhiệt độ bảo quản là –30 °C hoặc thấp hơn), thời gian bảo quản từ 2 đến 9 tháng tuỳ theo từng loại.
II. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Để làm chín súp lơ xanh có thể thực hiện bằng cách luộc hay hấp. Theo em cách nào sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh tốt hơn?
Sản phẩm dự kiến:
Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị biến đổi hoặc mất đi do ảnh hưởng của nhiệt độ cao khi đun nấu hoặc chiên (rán) quá lâu. Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp sẽ hạn chế được sự hao hụt chất dinh dưỡng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Em được giao nhiệm vụ nấu một bữa ăn trưa cho gia đình với các nguyên liệu sau: thịt bò, cá, rau cần tây, súp lơ xanh, thì là, hành hoa, táo, đu đủ. Em sẽ dùng biện pháp sơ chế và chế biến nào để bảo quản tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm trên?
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết nghề đầu bếp có cần được trang bị kiến thức và kĩ năng bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn A thường xuyên ăn các món chiên và nướng. Theo em, thói quen sử dụng thực phẩm như vậy có tốt cho sức khỏe hay không? vì sao?
Câu 2: Vì sao trước khi đưa vào bảo quản lạnh thực phẩm cần tiến hành sơ chế loại bỏ các phần không sử dụng được?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word: nhận kì I
- Giáo án Powerpoint: nhận kì I
- Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
- 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Cánh diều