Nội dung chính Lịch sử và Địa lí 5 kết nối Bài 3: Biển, đảo Việt Nam
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Biển, đảo Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
BÀI 3. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
1. Vị trí địa lí
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau).
- Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo tập hợp thành quần đảo, trong đó lớn nhất là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
2. Công cuộc bảo vệ chủ quyên, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
- Thời chúa Nguyễn, từ thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,...
- Triều Nguyễn tiếp tục xác lập chủ quyền bằng cách cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa, cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đó, trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.
- Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam để thực hiện việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,...
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục có nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như:
+ Thành lập các đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
+ Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển, đảo.
+ Tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;...
+ Đồng thời thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương.
=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 3: Biển, đảo Việt Nam