Nội dung chính Lịch sử và Địa lí 5 kết nối Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

BÀI 4. DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

1. Quy mô dân số

- Việt Nam là nước đông dân trên thế giới.

- Năm 2021, số dân là hơn 98 nghìn người đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

2. Gia tăng dân số

- Dân số nước ta tăng khá nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên, gần đây có xu hướng giảm.

- Ảnh hưởng của gia tăng dân số:

+ Tích cực: tạo cho nước ta nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 

+ Tiêu cực: dân số đông cũng gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục... Đồng thời dẫn đến nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.

3. Phân bố dân cư

- Mật độ dân số nước ta khá cao.

- Dân cư phân bố không đồng đều (tập trung nhiều ở đồng bằng và thành thị, thưa thớt ở miền núi và nông thôn).

- Ảnh hưởng của phân bố dân cư: nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động -> sử dụng chưa hợp lí nguồn lao động.

4. Dân tộc

- Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất.

- Mỗi dân tộc có một bản sắc, văn hóa riêng nhưng đều có truyền thống yêu thương, đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước.

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay