Nội dung chính Tiếng Việt 5 chân trời Tuần 8 Bài 7: Bức tranh đồng quê

Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 8 Bài 7: Bức tranh đồng quê sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

TUẦN 8 – BÀI 7. BỨC TRANH ĐỒNG QUÊ

1. BÀI ĐỌC: BỨC TRANH ĐỒNG QUÊ

Bức tranh đồng quê là bức tranh khắc họa cảnh bình minh nơi quê hương hiện lên bình yên, tràn đầy sức sống đồng thời tác giả cũng tự hào, có tình yêu tha thiết đối với quê hương mình.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

1.

a. "Gia" có nghĩa là "nhà": gia đình, gia tộc, gia dụng, gia súc

b. "Gia" có nghĩa là “thêm vào": gia giảm, gia cố, gia nhập, gia công.

2. 

a.

- Trung thu: Ngày rằm tháng tám âm lịch, ngày Tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền.

- Trung thành: Trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì.

- Trung tâm: nơi ở giữa của một vùng nào đó; thường là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất.

- Trung thực: ngay thẳng, thật thà.

b.

- Trung có nghĩa là “ở giữa”: Trung thu, trung tâm

- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ": Trung thành, trung thực

c.

- Trung có nghĩa là “ở giữa”: Trung thu, trung tâm, trung bình

- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ": Trung thành, trung thực, trung trực, trung hậu, trung kiên.

d.

- Mức thu nhập trung bình của gia đình em là 6 triệu đồng.

- Chó là người bạn trung thành của chúng ta.

3.

Gợi ý:

Câu chuyện "Cậu bé bán vé số" kể về một cậu bé nghèo mồ côi cha mẹ, hàng ngày đi bán vé số để kiếm sống. Một hôm, khi đang đi bán vé, cậu bé nhặt được một chiếc ví da. Bên trong ví có rất nhiều tiền cùng với một số giấy tờ tùy thân. Biết rằng đó là tài sản quý giá của ai đó, cậu bé đã không hề tham lam mà quyết định mang ví đến đồn công an để trình báo. Tin tức về hành động trung thực của cậu bé lan truyền khắp nơi và được mọi người khen ngợi. Nhờ sự trung thực của mình, cậu bé không chỉ được trả lại chiếc ví mà còn nhận được sự giúp đỡ của mọi người để có thể tiếp tục học tập và trưởng thành. Câu chuyện này là một bài học quý giá về lòng trung thực, giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc sống thật thà, ngay thẳng. 

3. VIẾT: TRẢ BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH (BÀI VIẾT SỐ 2)

Đề bài: Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

- Ưu điểm:

+ Chọn đối tượng miêu tả.

+ Trình tự miêu tả.

+ Chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.

+ Từ ngữ gợi tả, hình ảnh sinh động.

+ Suy nghĩ, hành động,... của con người đối với cảnh đẹp.

+ ...

- Hạn chế:

+ Cấu tạo.

+ Sắp xếp ý.

+ Dùng từ, viết câu.

+ ...

2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

3. Trang trí và trưng bày bài viết.

4. Cùng bạn bình chọn:

- Mở bài hấp dẫn.

- Hình ảnh so sánh, nhân hóa hay.

- Từ ngữ, câu văn hay.

- Kết bài ấn tượng.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Bức tranh đồng quê

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay