Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 Cánh diều chủ đề A bài 2: Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 Cánh diều chủ đề A bài 2: Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CUỘC SỐNG
VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 2: KHẢ NĂNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA MÁY TÍNH
(23 câu)
TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Học qua mạng Internet, học bằng giáo án điện tử là ứng dụng của Tin học trong:
A. Giải trí
B. Giáo dục
C. Trí tuệ nhân tạo
D. Truyền thông
Câu 2: Phần mềm trò chơi, xem phim, nghe nhạc,... là ứng dụng của Tin học trong:
A. Giải trí
B. Tự động hóa và điều khiển
C. Văn phòng
D. Hỗ trợ việc quản lý
Câu 3: Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực y tế?
A. Mô phỏng dòng chảy của chất lỏng.
B. Chẩn đoán bệnh.
C. Điều khiển ô tô tự động lái.
D. Dự báo thời tiết.
Câu 4: “Quản lí dữ liệu công dân” là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực:
A. Giải trí
B. Giáo dục
C. Quản lí hành chính
D. Tài chính ngân hàng
Câu 5: Tác động tích cực của máy tính đối với xã hội, công nghệ thông tin:
A. Mở rộng phạm vi tiếp cận tri thức
B. Tạo môi trường học tập linh hoạt và sáng tạo
C. Truyền thông và chia sẻ thông tin
D. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến
Câu 6: Tác động tích cực của máy tính đối với giáo dục và đạo tạo:
A. Truyền thông và chia sẻ thông tin
B. Phát triển nhiều dịch vụ
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế
D. Mở rộng phạm vi tiếp cận tri thức
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục và đào tạo
A. Mở rộng phạm vu học tập
B. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế
D. Tăng cường tính tương tác và linh hoạt trong học tập
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các máy tính thông dụng ngày nay có thể thực hiện hàng chục tỉ phép tính mỗi giây.
B. Dịch vụ “Điện toán đám mây” cho phép thực hiện việc lưu trữ, truy cập dữ liệu ngoại tuyến.
C. Nhờ máy tính và các thiết bị số, việc truyền tải thông tin đã có những bước tiến lớn về tốc độ và độ tin cậy.
D. Máy tính thực hiện công việc tự động theo chương trình, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, làm việc không ngừng nghỉ.
Câu 3: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật?
A. Mua bán trực tuyến.
B. Mô phỏng động đất.
C. Dự báo thời tiết.
D. Giải mã gen.
Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong đời sống xã hội?
A. Giải trí.
B. Thực hiện các giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến.
C. Mua bán trực tuyến.
D. Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là dịch vụ trao đổi, chia sẻ thông tin trên Internet?
A. Viết thư tay.
B. Đọc báo điện tử.
C. Gọi video.
D. Giao lưu trên mạng xã hội.
Câu 6: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đến phương thức làm việc như thế nào?
A. Dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận thông tin trên mọi lĩnh vực.
B. Thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.
C. Cải thiện chất lượng cuộc sống.
D. Nhiều công việc có thể được thực hiện qua mạng như: khám chữa bệnh từ xa, mua, bán trực tuyến, ...
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, cung cấp, chia sẻ thông tin.
B. Công nghệ thông tin góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
C. Chụp ảnh dùng phim có chi phí thấp hơn chụp ảnh kĩ thuật số.
D. Sự xuất hiện bạo lực qua mạng là một tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục.
Câu 8: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục?
A. Công nghệ đa phương tiện, công cụ mô phỏng giúp việc dạy học trở nên hiệu quả, sinh động hơn.
B. Mang lại nhiều lựa chọn giải trí.
C. Dễ dàng truy cập nguồn tài liệu học tập phong phú trên Internet.
D. Dễ dàng tham gia các khoá học trực tuyến phù hợp với bản thân.
Câu 9: Máy tính không có khả năng nào sau đây?
A. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao.
B. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.
C. Cảm thụ văn học.
D. Tính toán nhanh.
Câu 10: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực khi sử dụng thư điện tử?
A. Giảm bớt sự phụ thuộc vào không gian và thời gian.
B. Dễ dàng tiếp cận thông tin.
C. Chứa nhiều nội dung thông tin trong một lần gửi.
D. Thông tin được bảo mật.
Câu 11: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?
A. Chơi trò chơi.
B. Nghe nhạc.
C. Làm bánh.
D. Đọc sách
Câu 12: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?
A. Nghe nhạc.
B. Xem phim.
C. Đọc truyện.
D. Nấu ăn.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Trong y tế, máy tính giúp chẩn đoán hình ảnh như thế nào?
A. Dựa trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ,…) và phát hiện các khối bất thường nếu có.
B. Dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, bác sĩ xác định được một số bệnh lí ở sọ não.
C. Dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể.
D. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn.
Câu 2: Kính viễn vọng không gian Hubble là ứng dụng của máy tính trong nghiên cứu
A. vật lí.
B. vũ trụ.
C. giao thông.
D. hoá học.
Câu 3: Hình ảnh sau là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực nào của đời sống?
A. Giáo dục
B. Công nghệ
C. Y học
D. Công nghiệp
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nhà tâm lí học Doreen Dodgen-Magee cho biết, trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này gây tác động xấu đến sức khoẻ tâm thần của người dùng. Vậy theo em, công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ tinh thần của con người?
A. Sử dụng các thiết bị công nghệ và máy tính gây thoái hóa cột sống.
B. Thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế.
C. Nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội.
D. Khiến con người trở nên thụ động hơn.
Câu 2: “Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao”, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách “The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains”, cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng. Vậy theo em, công nghệ thông tin tác động lên não của chúng ta như thế nào?
A. Đạo đức suy giảm.
B. Tỉ lệ thất nghiệp tăng.
C. Chênh lệnh giàu nghèo ngày càng lớn.
D. Giảm độ tập trung.
=> Giáo án Tin học 9 cánh diều Chủ đề A Bài 2: Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính