Nội dung chính KHTN 9 kết nối bài 7: Lăng kính

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 7: Lăng kính sách Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức

BÀI 7. LĂNG KÍNH

I. CẤU TẠO CỦA LĂNG KÍNH

- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thuỷ tinh, nhựa…), thường có dạng lăng trụ tam giác. 

- Cấu tạo của lăng kính (lăng trụ tam giác): Góc chiết quang, cạnh, mặt bên và đáy.

- Đặc trưng của lăng kính về phương diện quang học:  góc chiết quang A; chiết suất n của chất làm lăng kính.

II. HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG

- Quang phổ của ánh sáng trắng được tạo ra bởi lăng kính.

- Những màu sắc khác nhau cho biết chùm ánh sáng chiếu tới lăng kính được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau.

- Tác dụng của lăng kính: tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau (tán sắc ánh sáng).

- Khái niệm ánh sáng màu: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

III. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC QUA LĂNG KÍNH

- Đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính: khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.

- Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ vì chiết suất của chất làm lăng kính là n > 1 nên áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng suy ra góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

- Vì chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau (chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ) nên khi qua lăng kính, góc khúc xạ của mỗi ánh sáng là khác nhau. Do đó, khi ló ra khỏi lăng kính, mỗi ánh sáng đơn sắc có một góc lệch khác nhau: lớn nhất với ánh sáng tím và nhỏ nhất với ánh sáng đỏ.

IV. MÀU SẮC CỦA VẬT

- Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Vật có màu nào là do nó phản xạ ánh sáng màu đó vào mắt ta và hấp thụ những màu còn lại.

- Vật màu đen hấp thụ tất cả các ánh sáng màu và không có ánh sáng phản xạ.

=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 7: Lăng kính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Vật lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay