Nội dung chính KHTN 9 kết nối bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính sách Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
BÀI 10. KÍNH LÚP. BÀI TẬP THẤU KÍNH
I. CẤU TẠO KÍNH LÚP
- Cấu tạo của kính lúp: kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ cm).
- Công dụng của kính lúp: dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Công thức tính số bội giác của kính lúp: G = 25/ f
Trong đó:
- G là số bội giác,
- f (cm) là tiêu cự của kính lúp.
II. CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT NHỎ QUA KÍNH LÚP
- Để quan sát được ảnh của vật qua kính lúp một cách rõ nét, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính vì kính lúp là thấu kính hội tụ, đặt vật trong khoảng tiêu cự mới tạo ra ảnh ảo và lớn hơn vật.
- Cần điều chỉnh sao cho ảnh của vật hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Ngắm chừng ở cực cận: đặt kính lúp sao cho ảnh của vật xuất hiện ở điểm cực cận của mắt.
- Ngắm chừng ở vô cực: đặt vật ở vị trí d = f, ảnh của vật hiện ra ở vô cực.
- Ảnh của vật qua kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận:
III. VẼ SƠ ĐỒ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH HỘI TỤ
- Các bước tiến hành để vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.
+ Bước 1: Chọn tỉ lệ xích thích hợp.
+ Bước 2: Xác định giá trị tiêu cự f của thấu kính; các khoảng cách từ vật và ảnh tới thấu kính d, d'; các độ cao của vật và ảnh h, h' theo cùng một tỉ lệ xích đã chọn.
+ Bước 3: Vẽ sơ đồ tạo ảnh của vật theo các giá trị đã xác định được.
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính