Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt (1)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN

PHẦN I. CÂU RÚT GỌN

- Là câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược.

- Câu rút gọn cũng có thể là câu tỉnh lược cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết, cốt lõi trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể như trạng ngữ, bổ ngữ hoặc định ngữ.

PHẦN II: LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1

Có 2 câu rút gọn trong lời thoại kịch này:

- Câu 1: Hãy mang tên họ nào khác đi! (Chủ ngữ được tỉnh lược)

- Câu 2: Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé! (Chủ ngữ được tỉnh lược).

2. Bài tập 2

- Với trường hợp câu 1:

+ Chuyển câu rút gọn thành câu đầy đủ: Chàng hãy mang tên họ nào khác đi!

+ Tác dụng của câu rút gọn: Như nhiều câu (cầu) khiến khác, câu Hãy mang tên họ nào khác đi! được tỉnh lược chủ ngữ (biểu thị người tiếp nhận), làm cho ý cầu khiến được thể hiện một cách mạnh mẽ và dứt khoát hơn.

- Với trường hợp câu 2:

+ Chuyển câu rút gọn thành câu đầy đủ: Những lời

này đúng là từ miệng nàng nói ra nhé!

+ Tác dụng của câu rút gọn: Câu Đứng là từ miệng nàng nói ra nhé! cũng được tỉnh lược chủ ngữ, có tác dụng dồn nén các thông tin trong 1 câu, tạo mối liên kết giữa câu nói của Rô-mê-ô với những câu mà Giu-li-ét đã nói trước đó, làm tăng tính khẩu ngữ, tính tự nhiên cho câu nói.

3. Bài tập 3

Câu a rút gọn chủ ngữ và thành phần trung tâm của vị ngữ (động từ "chuyển động"), chỉ giữ lại từ phủ định ("không") cung cấp thông tin quan yếu của câu. Có thể khôi phục thành câu đầy đủ như saU: Thưa ngài, những chiếc tàu không chuyển động !

Câu b rút gọn chủ ngữ, thành phần trung tâm của vị ngữ (động từ "phá") và bổ ngữ cho động tử (danh từ "bom"), chỉ giữ lại thành phần phụ chỉ số lần thực hiện hành động phá bom trong một ngày ("ba lần"), đó là thông tin mà người nói muốn nhấn mạnh. Có thể khôi phục thành câu đầy đủ như sau:  Ngày nào ít: chúng tôi phá bom ba lần.

4. Bài tập 4

a. - Câu rút gọn: Chưa

- Câu đầy đù: Anh chưa bao giờ nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ.

- Tác dụng của việc dùng câu rút gọn: tăng tính khẩu ngữ.

b. - Câu rút gọn: Cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Câu đầy đủ: Mỗi bước đi tôi làm cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Tác dụng của việc dùng câu rút gọn: nhấn mạnh mục đích hoạt động.

c. - Câu rút gọn: Dùng xong sẽ mang trả lại.

- Câu đáy đủ: Chúng ta dùng hòn đá xong sẽ mang nó trả lại.

- Tác dụng của việc dùng câu rút gọn: tăng tính khẩu ngữ.

d. - Câu rút gọn: Và ngồi đó rình mặt trời lên.

- Câu đầy đủ: Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.

- Tác dụng của việc dùng câu rút gọn: tạo sự liền mạch cho các hoạt động.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay