Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Lơ Xít (trích, Coóc-nây)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Lơ Xít (trích, Coóc-nây) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

VĂN BẢN: LƠ XÍT

PHẦN I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Coóc-nây

- Coóc-nây (1606 - 1684) là nhà viết kịch xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII. 

- Kịch của ông có tính duy lí, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thông qua sự đấu tranh giữa lí trí và dục vọng của con người.

2. Giới thiệu chung về vở bi kịch "Lơ Xít”

- Đề tài: dựa trên biến cố lịch sử có thật ở Tây Ban Nha thế kỉ XI về người anh hùng - hiệp sĩ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ. Nhan đề vở kịch là danh hiệu giặc Mô gọi Rô-đri-gơ một cách kính trọng.

- Đề tài bi kịch trong thời kì cổ điển (thế kỉ XVII) nói riêng và bi kịch nói chung thường mượn trong lịch sử; nhân vật là những người thuộc tầng lớp quý tộc cao quý.

- Lơ Xít là vở kịch đặc sắc, có nhiều khác biệt so với những vở bi kịch khác cùng thời. Vở kịch không tuân thủ theo lối “sân khấu trắng” (các nhân vật chính bị chết hoặc hoá điên, bỏ đi biệt xứ, ... ) mà kết thúc bằng sự hoà hợp của hai nhân vật chính.

PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Cốt truyện

- Sơ đồ cốt truyện 

Rô-dri-gơ yêu Si-men. > Hai ông bố cãi nhau, bố Rô-đri-gơ bị bố Si-men tát. > Rô-đri-gơ thách đấu với bố Si-men. > Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi giết chết cha của nàng. > Si-men đòi trả thù. Nhà vua cử Rô-đri-gơ ra trận. > Rô-đri-gơ chiến thắng giặc Mô. > Rô-đri-gơ đấu kiếm với Đông Xăng. > Nhà vua tuyên bố Si-men có thể chắp duyên với Rô-đri-gơ.

- Sự việc: Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng bằng cuộc đấu kiếm. Đoạn trích là cao trào của vở kịch (đỉnh điểm). Đây là dịp để Rô-đri-gơ và Si-men bày tỏ cả tình yêu và lí trí mạnh mẽ cũng như sự đau đớn, dần vặt của những con người mẫu mực thời kì cổ

điền thế kỉ XVII.

2. Nhân vật và xung đột

2.1. Tình cảnh: Nhân vật rơi vào tình cảnh ngang trái:

- Rô-đri-gơ đứng trước sự lựa chọn hoặc chấp nhận đấu kiếm với cha của người yêu hoặc không.

- Si-men đứng trước sự lựa chọn trả thù cho cha, đồng nghĩa với việc phải giết người yêu hoặc không.

2.2. Giằng xé nội tâm: Hai nhân vật đều có sự đấu tranh nội tâm dữ dội:

- Rô-đri-gơ đứng trước bi kịch của sự lựa chọn: nghe theo tiếng gọi tình yêu hay phục tùng lí trí. Chàng đã dằn vặt, đau đớn trong cuộc va chạm giữa tình yêu nồng nhiệt của mình và danh dự gia đình.

Chàng vừa bày tỏ tình yêu, muốn được chết dưới tay người yêu, vừa khẳng định hành động đúng của mình khi quyết định đấu kiếm. Trước đoạn trích này, ở Hồi I, Lớp VI, Rô-đri-gơ có đoạn độc thoại diễn tả những giằng xé nội tâm trước khi quyết định thách đấu với cha của Si-men để bảo toàn danh dự gia đình (Hận lòng đôi ngả đấu tranh/ Nữa là danh dự, nửa tình khó theo; Não nề đứng giữ hai đường/ Sống đời ô nhục? Phũ phàng tơ duyên). Có lúc chàng đã định “một thác là yên", tìm đến cái chết.

- Si-men không trách cứ Rô-đri-gơ vì nàng hiểu hành động của chàng là để bảo vệ danh dự, để xứng với tình yêu của nàng. Những câu thoại thể hiện tình yêu của Si-men với Rô-đri-gơ: Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác/ Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất/ Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm/ Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em. Song, Si-men cũng nhận thức được rằng: Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.

2.3. Lựa chọn hành động

- Rô-đri-gơ quyết định đấu kiếm và đã giết chết cha của Si-men. Chàng khẳng định mình hành động đúng, không hối hận, nếu phải làm lại thì vẫn làm như vậy. Đối với Rô-đri-gơ, nếu mất danh dự là mất hết, sẽ không còn phẩm giá, không có tư cách để yêu một người cao quý như Si-men. Chính vì vậy, chàng đã không đặt tình yêu đôi lứa lên trên danh dự, không nghe theo tiếng gọi con tim mà hành động theo bồn phận và nghĩa vụ, bảo toàn danh dự cho chính mình và dòng họ.

- Si-men quyết định đòi mạng Rô-đri-gơ. Nàng cũng chọn hành động theo nghĩa vụ, bổn phận, bảo toàn danh dự. Sự song trùng ở hai nhân vật thể hiện quan niệm của tác giả cũng nht quan niệm của thời đại ông: tôn sùng lí trí, đề cao nghĩa vụ, bồn phận, để lí trí chiến thắng cảm xúc. Lí trí soi sáng mọi hành động của hai nhân vật. Vở kịch này viết về những quý tộc cung đình Tây Ban Nha, mà đối với người quý tộc, danh dự lớn hơn tất cả.

- Sự lựa chọn hành động ở Rô-mê-ô và Giu-li-ét: chọn đi theo tiếng gọi của tình yêu.

- Nếu Rô-đri-gơ và Si-men lựa chọn hành động theo tiếng gọi của tình yêu thì họ mất đi danh dự quý tộc, bị khinh rẻ, không xứng đáng với người mình yêu. (Cần thấy lí tưởng về con người mẫu mực thời cổ điển chi phối hành động của nhân vật. So sánh lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và tinh thần duy lí của chủ nghĩa cổ điển.)

2.4. Phẩm chất nhân vật

- Hai nhân vật Rô-dri-gơ và Si-men đều là những con người đề cao nghĩa vụ thiêng liêng với gia đình và Tổ quốc. Họ là những con người cao thượng, có ý chí mãnh liệt, có tình cảm nồng nhiệt.

- Ở nhân vật Rô-đri-gơ, tác giả chú trọng xây dựng nhân vật có tính cách anh hùng, hào hiệp. Chàng tự ý thức về phẩm chất của mình (hồn cao thượng bẩm sinh). Chính Đông Gooc-ma-xo cũng nhận định Rô-đri-gơ là con người có “lòng hào hiệp", "khí phách kiên cường", "hồn cao

thượng", "trang hào hoa hiệp sĩ", “trọn đạo trọn tình".

Trong đoạn trích, ta thấy rõ ở chàng sự thẳng thắn, quả cảm, tình cảm và ý chí đều mãnh liệt, vừa trọng tình cảm vừa trọng nghĩa vụ, trong đau thương văn rất hào hùng. Đó là con người xuất chúng, đẹp đẽ, mẫu mực - con người lí tưởng của thời đại.

- Ở nhân vật Si-men, lí trí cũng chiến thắng. Nàng rất yêu Rô-đri-gơ, sẵn sàng chết theo chàng, nhưng cũng rất phân minh khi giải quyết mối quan hệ cá nhân và gia đình, gác tình riêng để làm tròn bổn phận với gia đình. Câu thoại “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng" cho thấy Si-men rất hiểu Rô-dri-gơ và nàng cũng theo cách của người yêu, bảo vệ danh dự của mình.

> Sự song trùng ở hai nhân vật khắc hoạ sâu sắc quan niệm của tác giả cũng như quan niệm của thời đại ông: tôn sùng lí trí, đề cao nghĩa vụ, bồn phận, để lí trí chiến thắng cảm xúc. Lí trí soi sáng mọi hành động của hai nhân vật.

2.5. Xung đột kịch

Vở kịch Lơ Xít thể hiện xung đột nội tâm, khác với kiểu xung đột trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét (xung đột giữa tình yêu và hoàn cảnh).

- Đoạn trích đã góp phần thể hiện xung đột xuyên suốt tác phẩm: xung đột giữa dục vọng và danh dự, giữa tình yêu và bổn phận. Coóc-nây còn đẩy xung đột đến mức cao hơn, đó là xung đột giữa thù riêng và nghĩa vụ với Tổ quốc: Rô-đri-gơ ra trận, đánh đuổi kẻ thù, thực hiện bổn phận với đất nước, là bổn phận cao nhất của mỗi con người.

Si-men đồng ý tác hợp cùng Rô-đri-gơ cũng có nghĩa là thực hiện nghĩa vụ với mệnh lệnh của nhà vua - nàng là phần thưởng cho người anh hùng chien thang giặc Mô.

- Về lô-gíc, các nhân vật vẫn nhất quán trong tính cách đề cao bồn phận, và chính điều này dẫn đến sự hoa giải xung đột, làm cho vở kịch kết thúc có hậu.

- Thực ra, Lơ Xít có thể hoàn toàn đi theo hướng kết thúc nghiệt ngã của hầu hết các vở bi kịch, nghĩa là theo kịch bản Si-men đã dự định: vua sẽ trừng phạt Rô-đri-gơ, và Si-men chết theo người yêu. Song, để tô đậm tính lô-gíc của tính cách và xây dựng hình tượng đẹp về người hiệp sĩ anh hùng thời trung cổ, tác giả kịch bản đã tạo khúc ngoặt trong cốt truyện, khiến xung đột được hoá giải.

3. Lời thoại

- Lơ Xít (cũng như các bi kịch khác thời đại này) được viết bằng thơ, bản dịch cố gắng diễn tả bằng hình thức thơ, do vậy, lời thoại có nhịp điệu. Ngôn từ trang nghiêm, phù hợp đề diễn tả những điều hệ trọng, thiêng liêng, nên cũng thiếu tính khẩu ngữ (khác với hài kịch). Lời thoại của các nhân vật đều toát lên sự trang trọng, thống thiết, phù hợp với tính cách và tâm lí nhân vật. Lời thoại mang tính triết lí, thể hiện tinh thần duy lí.

- Lời thoại kịch nói chung và bi kịch nói riêng có sự đối nghịch, tạo kịch tính. Khi Rô-đri-gơ xuất hiện và cầu xin Si-men kết liễu đời mình thì Si-men yêu cầu chàng đi khỏi và bày tỏ nàng không muốn sống (cầu xin - từ chối).

Rô-đri-gơ mang gươm ra cho Si-men nhìn thấy để khích lệ ý chí trả thù của Si-men thì nàng yêu cầu chàng cất gươm và biểu lộ sự đau đớn của mình (thôi thúc hành động - lảng tránh).

PHẦN III: TỔNG KẾT

- Đoạn trích thể hiện xung đột nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men khi họ đấu tranh giữa tình cảm và lí trí. Sự lựa chọn hành động theo bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm đã khiến các nhân vật trở thành mẫu mực của con người của thời đại duy lí.

- Đoạn trích cho thấy đặc điểm lời thoại của bi kịch, đó là tính chất đối nghịch, sự giằng xé nội tâm, tính trang trọng, tính triết lí.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Lơ Xít (trích, Coóc-nây)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay