Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

VĂN BẢN: TIẾNG VIỆT

PHẦN I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tri thức Ngữ Văn

a. tám chữ

b. ví dụ: Tiếng thao thức/ lòng trai/ ôm ngọc sáng

- 3/2/3; Cùng tôi/ trong tiếng Việt/ quay về - 2/3/2; Cao quý/ thâm trầm/ rực rỡ /vui tươi - 2/2/2/2.

c. ví dụ: sẫm - đằm/ về - tre.

- Thơ tám chữ tương dối linh hoạt về số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, không giới hạn về số lượng khổ thơ. 

2. Tác giả và chủ thể lời thơ

2.1 Tìm hiểu tác giả

- Lưu Quang Vũ là cây bút tài hoa, tiêu biểu cho văn học hiện đại, có nhiều thành tựu trong sáng tác kịch, thơ.

- Đặc điểm thơ Lưu Quang Vũ: bay bổng, giàu cảm xúc, nhiều trăn trở, khát khao

2.2. Chủ thể lời thơ

- Chủ thể lời thơ: là lời của một người yêu thiết tha tiếng nói dân tộc, qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước (là lời của người con nước Việt gắn bó sâu sắc với tiếng mẹ đẻ và bản sắc dân tộc, ... ).

- Kết nối thông tin tác giả và tư cách của chủ thể lời thơ (sống và sáng tác tại Việt Nam, luôn   trăn trở trước các vấn dề lớn của dân tộc).

Chủ thể lời thơ là người trực tiếp bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ, hành động của mình trong thơ. Chủ thể lời thơ mang hình bóng của cai toi nha thơ. (Chủ thể lời thơ còn gọi là chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.)

PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Cảm nhận tiếng Việt qua cuộc sống đời thường gần gũi, dân dã

- Tiếng nói của mẹ, của cha; tiếng diễn tả những âm thanh trong lao động, sinh hoạt (kéo gỗ, gọi đò, lụa xé, đưa nôi); tiếng diễn tả cảnh thiên nhiên (nước lũ, mưa); tiếng diễn tả những cung bậc tình cảm của con người (tình yêu, sự thuỷ chung, sự thất vọng, sự chua xót) ;...

- Những thanh âm của tiếng Việt đã gợi ra một không gian sống dân dã, với những hình thức lao động, sinh hoạt đời thường co tính chất truyền thống, mang đặc trưng văn minh nông

nghiệp của Việt Nam.

- Tiếng mẹ gọi gợi quang cảnh trời chiều, hoàng hôn sương khói đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ, những con cò, những đứa trẻ chăn trâu lùa trâu về nhà, những hàng cây xào xạc, ... Đó la khung canh quen thuộc, thân thương, thể hiện một cuộc sống thanh bình, êm ả.

- Khởi đầu dòng cảm xúc về tiếng Việt . Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường dùng cụm từ tiếng mẹ đẻ để chỉ ngôn ngữ dân tộc của mỗi người. Như thể bật ra từ trong vô thức, đối với nhà thơ, tiếng Việt đồng nhất với cảm quan về mẹ, ý niệm về tiếng Việt được hiện hình cụ thể ở "tiếng mẹ". Åm thanh tiếng mẹ mở ra dòng suy tưởng rộng và sâu về ngôn ngữ dân tộc. Tiếng Việt tạo thành "không quyền", con người song trong "không quyển" do, tự nhiên như hít thở khí trời. Nhà thơ thể hiện sự hòa nhập của tiếng Việt doi với tâm thức, hoạt động, sự sống của mỗi con người.

- Câu thơ Ta như chim trong tiếng Việt như rừng biểu thị sự hòa nhập của tiếng Việt trong từng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của người Việt. (Ý này sẽ được lặp lại ở những khổ thơ sau, làm

nên kết cấu song hành trong thơ.)

2. Cảm nhận vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt

2.1.Vẻ đẹp của tiếng Việt

Như bùn, lụa, óng, mềm, tha thiết, nghe như hat, riu rit, các dấu thanh có sức gợi, cơ chế liên tưởng ngữ âm - ngữ nghĩa.

Biện pháp tu từ: so sánh (Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ, … ), từ láy (ríu rít, tha thiết, ... ), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh, Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối, ... ).

> Vẻ đẹp của tiếng Việt được cảm nhận từ một hồn thơ gắn bó sâu sắc với quê hương, với điệu hồn dân tộc. Những câu thơ mang âm hưởng ca dao, chạm đến tâm thức người Việt (Đá cheo leo trâu trèo râu trượt/ Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương/ Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót, Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ, ... ). Nhiều hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi, kết nối liên tưởng, tạo nên sự hình dung cụ thể về âm, nghĩa của từ ngữ. Có những hình ảnh vừa có ý nghĩa cụ thể vừa mang tính tượng trưng. Cụm hình ảnh bùn, lụa, tre ngà, tơ vừa là sự hình tượng hoa đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa của tiếng Việt (mềm mại, nhẹ nhàng, trau chuốt) vừa tượng trưng cho bản sắc Việt Nam (một nước Việt với văn minh lúa nước, nghề dệt lụa ươm tơ, xứ sở tre trúc và truyền thuyết in sâu trong tâm thức nhiều thế hệ, ... ). Đặc biệt, nha thơ da dùng hình ảnh để diễn tả những cảm nhận tinh tế về giai điệu, về sự kết hợp âm và nghĩa của tiếng Việt. Thanh âm tiếng Việt phong phú, trắm bổng, chỉ cần nói thôi là ngon từ da tự ngân nga (nói thường nghe như hát, ríu rít âm thanh). Cảm giác về các dấu thanh cũng hết sức độc đáo, như thể chúng có linh hồn, có thân phận (dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh, dấu hỏi dựng suốt ngàn đời ... ).

Cảm giác ngôn ngữ đi liền với sự trải nghiệm, sự sống của mỗi con người trên quê hương xứ sở. Nhà thơ đã lấy nhiều "ví dụ" về sự kết hợp âm - nghĩa từ chinh cảm giác về tiếng Việt của mình (vườn: rợp bóng lá cành; suối: mát; heo may: con đường ... ).

2.2. Sức sống của tiếng Việt trong dòng chảy lịch sử

- Những câu thơ biểu thị lịch sử tiếng Việt: từ thuở chưa có chữ viết (Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói), thời tổ tiên hình thành tiếng nói (Ai thuở trước nói những lời thứ nhất/ Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu) > trải qua lịch sử (từ thuở Loa Thành, thời Nguyễn Du) > hiện tại (Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/ Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi; Điều anh nói hôm nay ... ) > mai sau (Ai người sau nói tiếp những lời yêu).

- Lịch sử tiếng nói chính là lịch sử tâm hồn, lịch sử văn hóa dân tộc. Tiếng Việt gắn với lịch sử dân tộc, trải qua những thăng trầm lịch sử, những nhọc nhằn cuộc sống, những chia cắt và hoà hợp, ... Khi thể hiện sức mạnh trường tồn của tiếng Việt, nhà thơ đã gợi ra truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhắc đến nhà thơ - nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Du. Đây là những dấu mốc văn hóa và lịch sử không người Việt nào không biết. Nhà thơ còn khẳng định sức mạnh của hồn dân tộc khi con người cùng chung tiếng nói (Ai ở phía bên kia cầm súng khác/ Cùng tôi trong tiếng Việt quay vé).

- Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất: Một dân tộc có thể trải qua nhiều biến thiên lịch

sử, có khi mất đất đai, phải di dân, có khi mất tiếng nói bản địa, phải dùng tiếng ngoại lai. Người Việt và dân tộc Việt dù có một lịch sử thăng trầm, có lúc bị đô hộ bởi ngoại bang, nhưng tiếng Việt vẫn bền bỉ sống trong cộng đồng, như một sức mạnh gần kết cộng đồng, bảo tồn và dung dưỡng văn hóa Việt. (Ngàn năm Bắc thuộc, ngàn năm trung đại dùng Hán ngữ trong các VB quan phương và chế độ thi cử, tiếng Việt vẫn trường tồn; đầu thế kỉ XX, khi đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, nhiều nhà văn, nhà thơ dã dồn tình yêu quê hương vào tình yêu tiếng Việt (Hoài Thanh), làm nên một giai đoạn văn học rực rỡ; Phạm Quỳnh từng khẳng định"Truyện Kiều" còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, ý nói Truyện Kiều là thứ tiếng dân tộc được  trau chuốt, tiếng còn thì không mất nước ... ).

- Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời: Đây là cách nhà thơ nêu một quy luật ngôn ngữ, đó là hiện tượng những tài năng lớn có sức sáng tạo, trau chuốt tiếng nói hằng ngày, làm đẹp và làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc. Đối với tiếng Việt, Nguyễn Du là một hiện tượng như thế. Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán chính là tiếng nói hằng ngày, trong cõi nhân gian, gần với số phận của biết bao người Việt mà Nguyễn Du đã chứng kiến trong những năm gió bụi. Những tiếng nói đó đã thấm vào những trang thơ "vằng vặc nỗi thương đời",hòa quyện, trưng cất thành những ngôn từ có sức lay động lớn mà biết bao thế hệ người Việt Nam dã thuộc. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng nói mà còn là tiếng lòng, còn là truyền thống nhân văn của người Việt.

2.3. Sức sống của tiếng Việt từ không gian địa lí

- Từ không gian thân thuộc (cánh đồng, vườn, suối, mái cọ, tre ngà, ... ) đến những nơi xa xôi

(đảo, chân trời góc biển). Tác giả còn gián tiếp đặt tiếng Việt trong không gian rộng lớn hơn, vượt ra ngoài phạm vi đất nước (Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng). Tiếng Việt là hồn Việt, là bản sắc Việt, là tiếng mẹ thiêng liêng gần kết mỗi người Việt

với cộng đồng.

3. Cảm nhận về sự hoà hợp giữa mỗi cá nhân và cộng đồng ngôn ngữ; trách nhiệm của người cầm bút với tiếng nói dân tộc

- Đều thể hiện sự hoa hợp, không thể chia cắt, đồng chất, một sự liên kết tự nhiên, hiển nhiên, không gì phá vỡ được của mỗi cá nhân với cộng đồng qua tiếng noi. Tiếng Việt trở thành sự sống của mỗi con người. Cặp so sánh chim - rừng/ muối - biển biểu thị sự hoà hợp này. Nhà thơ dã sáng tạo các hình ảnh cụ thể đó để diễn tả những suy nghĩ, những ý tưởng trừu tượng về mối quan hệ giữa con người với tiếng nói dân tộc.

- Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của một công dân, một người con nước Việt biết yêu và gắn bó sâu sắc với tiếng mẹ đẻ, mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của một người cầm bút đối với việc bảo tồn, giữ gìn sự trong sáng, làm phong phu, giàu đẹp hơn cho tiếng Việt.

- Tiếng Việt, thứ tiếng vẫn nói hằng ngày, tự nhiên như không khí để thở. Khi nhận ra vẻ đẹp diệu kì và ân tình trao truyền của các thể hệ tiền nhân, sự hoà hợp, kết nối của cả cộng đồng qua tiếng mẹ đẻ, có lẽ nhà thơ cảm nhận rõ sự thiêng liêng của mỗi từ được phát ra nên có cảm giác "môi tôi hồi hộp quá". Mọi lời nói sẽ là một sự trân trọng tiếng Việt, một ý thức giữ vẹn tròn tiếng nói cha ông.

- Thơ là tiếng nói trực tiếp của cảm xúc. Các thán từ biểu lộ trực tiếp lòng yêu tha thiết tiếng Việt của nhà thơ.

4. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo

- Căn cứ xác định chủ đề: nhan đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, ...

- Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

- Các yếu tố: tên bài thơ (Tiếng Việt), mạch cảm xúc (cảm nhận tiếng Việt qua cuộc sống đời thường gần gũi, dân dã; cảm nhận vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt; cảm nhận về sự hoà hợp giữa mỗi cá nhân và cộng đồng ngôn ngữ; trách nhiệm của người cầm bút với tiếng nói dân tộc), các hình ảnh thơ giàu sức gợi, thể hiện đặc trưng lối sống, văn hoa Việt.

PHẦN III: TỔNG KẾT

Khái quát chủ đề

vẻ đẹp, sức sống, sự gắn bó, ý thức trách nhiệm với tiếng mẹ đẻ, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết dị với quê hương, đất nước và tiếng nói dân tộc.

Bài thơ thể hiện nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc : Yêu thương, trân trọng, gần gũi, đau xót, tự hào, nghẹn ngào, hi vọng, hồi hộp, ân tình, tê tái, ... Tình cảm nổi bật nhất là tình yêu tha thiết đất nước, quê hương, niềm tin tưởng vào sức sống trường tồn của tiếng Việt và các giá trị văn hóa của dân tộc. Tình cảm này chi phối tất cả các nét tình cảm, cảm xúc khác, chi phối toàn bộ hoạt động sáng tạo, từ kết cấu, nhịp điệu, tạo dựng hình ảnh, lựa chọn từ ngữ, biện pháp tu từ, ... Bạch Cư Dị từng nói: Thơ lấy tình làm gốc, lời làm chổi, tiếng làm hoa, nghĩa làm quả. Cái gốc của thơ là tình cảm, cảm xúc. Đọc thơ cần cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

 Khái quát cảm hứng chủ đạo

Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện niềm tin tưởng vào sức sống trường tồn của tiếng Việt, bày tỏ tình yêu với tiếng mẹ đẻ, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng, giữ gìn, phát triển tiếng Việt.

Đặc sắc nghệ thuật

Cảm hứng mãnh liệt về quê hương đất nước đã được Lưu Quang Vũ bộc lộ ở nhiều bài thơ, làm nên nét phong cách này của ông. Trong bài thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, nhà thơ đã viết: Ước chi được hóa thành ngọn gió/ Để được ôm trọn vẹn nước non này. Yêu tiếng mẹ đẻ, thứ tiếng làm Tôi say mê với tất cả tâm hồn (R. Gamzatop), cũng là yêu đất nước, quê hương. Cảm hứng này có ở nhiều nghệ sĩ, mỗi tác phẩm lại có những cách biểu hiện khác nhau. Trong ca khúc Tình ca, nhạc sĩ Phạm Duy đã bày tỏ tình yêu ấy bằng những ca từ da diết: Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!, Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi/ Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay