Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 9: Thực hành tiếng Việt (1)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC CÂU
PHẦN I. MỘT SỐ HÌNH THỨC BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC CÂU
Việc biến đổi cấu trúc câu thường được thực hiện theo những hình thức sau:
- Thay đổi trật tự của các từ ngữ trong câu.
- Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.
- Chuyển câu chủ động (có chủ ngữ thể hiện chủ thể của hoạt động) thành câu bị động (có chủ ngữ thể hiện đối tượng của hoạt động) hoặc ngược lại.
PHẦN II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a. Câu mới có thể là: “Bài thuyết minh của em về danh lam thắng cảnh được các bạn tán thưởng". Câu có cấu trúc chủ động đã được chuyển thành câu có cấu trúc bị động.
b. Các câu biến đổi cấu trúc có thể xây dựng là:
- Một số hoạt động vô ý thức do con người tiến hành đã phá vỡ sự toàn vẹn của cảnh quan.
- Sự toàn vẹn của cảnh quan đã bị phá vỡ do con người tiến hành một số hoạt động vô ý thức.
- Con người đã phá vỡ sự toàn vẹn của cảnh quan vì một số hoạt động vô ý thức.
c. Các câu biến đổi cấu trúc có thể xây dựng là:
- Sự ra đời của tác phẩm ấy đã đánh dấu một thành tựu mới của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Một thành tựu mới của truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm ấy.
Bài tập 2
- Chuyển câu bị động thành câu chủ động: Người đời sau gọi khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử là tượng An Kỳ Sinh.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi biến đổi cấu trúc: câu đặt trọng tâm thông tin vào “người đời sau" (đúng hơn là "hành vi" của "người đời sau"), thay cho trọng tâm đặt vào “khối đá có hình người" như ở câu gốc.
Bài tập 3
- Căn cứ để xếp câu đã cho vào kiểu câu chủ động: không xuất hiện các từ được, bị vốn rất đặc trưng của câu bị động.
- Biến đổi cấu trúc của câu từ chủ động sang bị động:
+ Hướng 1: Phù Vân quốc sư đã được chính Thái Tông gọi là Trúc Lâm đạo sĩ, khi vị vua này nhắc lại câu nói của ông.
+ Hướng 2: Chính vì quan điểm mới về Thiền thể hiện qua câu nói này, Phù Vân quốc sư đã được gọi là Trúc Lâm đạo sĩ.
Bài tập 4
- Làm biển đổi cấu trúc của câu
a. Bia Vĩnh Lăng được hậu thế đánh giá là một trong những tấm bia đẹp nhất Việt Nam về mặt mĩ thuật và kĩ thuật.
b.Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài gọi là “thiên đường của ẩm thực đường phố".
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt (1)