Nội dung chính Địa lí 9 chân trời Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

BÀI 1: DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam

- Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ: dân tộc Kinh phân bố nhiều hơn ở các khu vực đồng bằng, các dân tộc thiểu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi, nơi có vị trí quan trọng, địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Một số dân tộc như Khơ-me, Chăm và Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị.

- Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian: trong lịch sử, cùng với việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế làm cho sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi. Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến.

- Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc: có khoảng 5,3 triệu người (2021) sinh sống ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước.

2. Gia tăng dân số và cơ cáu dân số

Khái quát

Đặc điểm

Gia tăng dân số

– Việt Nam là một nước đông dân, với quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin) và thứ 15 thế giới (năm 2021). Dân số Việt Nam có sự gia tăng khác nhau qua các giai đoạn. – Trong vài thập kỉ gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần; tuy nhiên, số dân vẫn có sự gia tăng về quy mô và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

Cơ cấu dân số

– Cơ cấu dân số theo tuổi

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ người ở nhóm tuổi 15 – 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất, mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dần tỉ trọng, dấu hiệu dân số nước ta có xu hướng già hoá. Điều này sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội (thị trường lao động, nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi,...).

– Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính nước ta có sự thay đổi. Năm 2021, nữ chiếm 50,2% và nam chiếm 49,8% trong tổng số dân. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh khá rõ rệt. Năm 2021, bình quân cứ 100 bé gái có đến 112 bé trai.

3. Phân hóa thu nhập theo vùng

Phân hoá thu nhập theo vùng:

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; trong đó, khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập của người dân đều có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hoá giữa các vùng.

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay