Nội dung chính Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm sách Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
BÀI 3: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. Giới thiệu chung về ngành chế biến thực phẩm
– Ngành chế biến thực phẩm là ngành nghiên cứu về cách chế biển và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản; kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu cách chế biến sản phẩm từ thực phẩm; vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn;...
– Tiềm năng và cơ hội việc làm:
+ Hiện nay, cơ hội việc làm trong ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng vì tất cả những vấn đề có liên quan đến thực phẩm, đồ uống và an toàn vệ sinh thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành này.
+ Trong tương lai, cơ hội việc làm sẽ ngày một nhiều hơn, nhiều nhóm công việc/ngành nghề hơn do nhu cầu của người dân ngày càng cao.
II. Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
1. Thợ chế biến thực phẩm
– Nhận định “thợ chế biến thực phẩm là người nấu ăn" là sai. Vì thợ chế biến thực phẩm thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, có thể kể đến như giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan; làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì; chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ và thực phẩm liên quan; nêm và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau... chứ không chỉ nấu ăn.
– Yêu cầu đối với người lao động:
+ Kiến thức: kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, máy móc, dụng cụ liên quan,...; các yêu cầu cụ thể trong an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động,...
+ Kĩ năng: chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thuỷ sản, thực phẩm đông lạnh,...
+ Phẩm chất: tỉ mỉ, cận thận trong quá trình làm việc,..; chịu khó, ham học, cầu tiến trong chuyên môn,...
2. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm
– Vận hành máy sản xuất thực phẩm là những công việc như thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật hay nướng, nghiền, trộn, hun nhiệt, chế biến các loại thực phẩm,...
– Yêu cầu đối với người lao động của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm:
+ Kiến thức: am hiểu về nhiều thiết bị, máy móc; kiến thức về đặc điểm của từng loại thực phẩm cho các thiết bị, máy móc,...
+ Kĩ năng: sử dụng các loại thiết bị, máy móc; khả năng lên kế hoạch, sắp xếp thời gian,.. để tận dụng đạt hiệu quả sản xuất tối đa;...
+ Phẩm chất: tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình làm việc,..; chịu khó, chăm chỉ, nỗ lực nâng cao chuyên môn,...
3. Đầu bếp trưởng
– Người đầu bếp trưởng cần khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị; có sự tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo và sáng tạo trong công việc.
– Đầu bếp trưởng cần hiểu biết những kiến thức về lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn; ước lượng thực phẩm, chi phí lao động và đặt hàng cung cấp thực phẩm; giám sát chất lượng món ăn ở mọi giai đoạn chuẩn bị và trình bày; hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác trong việc chuẩn bị, nấu ăn, trang trí và trình bày của thực phẩm; chuẩn bị gia vị, nấu các món ăn đặc sản và phức tạp.
4. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh
- Đặc điểm nghề nghiệp của người chuẩn bị đồ ăn nhanh:
+ Luôn phải ưu tiên “tốc độ phục vụ” -> cần có sự chuẩn bị trước về các loại thực phẩm, dụng cụ, thiết bị,… và các quy trình nấu nướng tối giản, nhanh chóng, gọn lẹ.
+ Địa điểm làm việc linh hoạt: tùy vào từng mô hình kinh doanh như xe đẩy, quầy, ki-ốt hay nhà hàng; có chỗ ngồi cho khách hàng hoặc không có chỗ ngồi,…
- Phẩm chất cần có của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.