Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
I. TÌM HIỂU TRI THỨC TIẾNG VIỆT
Biện pháp tu từ | Đặc điểm | Tác dụng |
Chơi chữ | - Là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Một số cách chơi chữ thường gặp: + Hiện tượng đồng âm. + Lối nói lái. + Lối tách từ. + Lối nói gần âm... - Thường được sử dụng trong văn chương (thơ văn trào phúng) và cuộc sống hàng ngày. | Tăng sức hấp dẫn cho văn bản. |
Điệp thanh | Là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc). | Tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. |
Điệp vần | Là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau. | Tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản. |
II. LUYỆN TẬP
Đáp án bài 1:
Câu | Dấu hiệu BPTT chơi chữ | Tác dụng |
a | + Hiện tượng đồng âm “quốc quốc” (chim quốc – nước). + Hiện tượng gần âm “gia gia” (da da) (chim đa đa – nhà). | Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. |
b | Hiện tượng nói lái “cá đối – cối đá”, “mèo đuôi cụt – mút đuôi kèo”. | Tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, gây ấn tượng cho người đọc. |
c | Hiện tượng đồng âm “chả” – một món ăn và “chả” – không. | Tạo sự bất ngờ, giúp cách diễn đạt trở nên thú vị, hấp dẫn. |
Đáp án bài 2:
STT | Câu nói có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ | Đặc điểm | Tác dụng |
1 | Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. | Từ đồng âm “đá” – chất rắn, “đá” – đưa nhanh chân và hất mạnh. | Tạo tính chất dí dỏm, hài hước. |
2 | Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít / Trầu cả khay sao dám gọi trầu không? | Từ đồng âm “ít” – tên một loại bánh với “ít” – số lượng, “không” – tên lá trầu với “không” – trống rỗng. | Tạo tính chất bóng gió, châm biếm một cách hài hước. |
Đáp án bài 3:
Câu | Dấu hiệu BPTT điệp thanh | Tác dụng |
a | Tất cả các từ đều sử dụng một thanh duy nhất đó là thanh bằng. | Tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho hai dòng thơ đồng thời gọi liên tưởng về một không gian mênh mông, nhiều cảm xúc. |
b | Dòng thơ đầu sử dụng 5/7 thanh trắc liên tiếp (Tài cao phận thấp chí khí uất), trong khi dòng thơ thứ hai sử dụng toàn thanh bằng (Giang hồ mê chơi quên quê hương). | Sự đối lập này (điệp thanh trắc – điệp thanh bằng) tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm, góp phần thể hiện ý nghĩa của hai dòng thơ. |
Đáp án bài 4:
Nhận xét việc sử dụng thanh điệu trong đoạn trích | Tác dụng |
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng rất nhiều thanh bằng (Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.), và đặc biệt vị trí cuối các câu luôn là thanh bằng. | Việc sử dụng nhiều thanh bằng như vậy tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm cho văn bản, gợi ra một không gian tĩnh lặng đến vô cùng. |
Đáp án bài 5:
BPTT điệp thanh | BPTT điệp vần |
Hai dòng thơ sử dụng toàn thanh bằng | Sự lặp lại các âm tiết có vần “ương”, “ưng”, “ơi”. |
Tác dụng: Biện pháp điệp thanh và điệp vẫn góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian đầy chất thơ, không gian cảm xúc của con người. |
Đáp án bài 6:
Trong ngữ liệu đã cho, chúng ta thấy có sự lặp lại các âm tiết có vần “ôi” (rồi – tôi – tôi), sự lặp lại các thanh bằng (Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi/ Nhẹ nhàng như con chim cà lơi). Tất cả những yếu tố này đã làm nên sự hài hoà về âm thanh, làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt