Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Tri thức ngữ văn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Tri thức ngữ văn sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 3. LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  • Lập luận

+ Lập luận là sử dụng các lí lẽ và bằng chứng  để thuyết phục người đọc về một vấn đề. Giá trị của văn bản nghị luận được quyết định bởi ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề) và nghệ thuật lập luận (cách dùng lí lẽ và bằng chứng) của người viết.

  • Các thao tác được sử dụng trong văn bản nghị luận 

Văn bản nghị luận thường dùng các thao tác như chứng minh, bình luận, bác bỏ để phục vụ trực tiếp cho mục đích thuyết phục. 

  • Chứng minh là dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có cơ sở, đáng tin cậy. Tùy đề tài cụ thể, người viết chọn bằng chứng từ thực tế cuộc sống hoặc từ tài liệu khoa học, báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật….
  • Bình luận: là đánh giá về sự đúng – sai, hay –dở, tốt- xấu, tích cực – tiêu cực của một quan điểm, ý kiến, sự việc, hành động… nhằm thể hiện rõ chủ kiến của người viết. 
  • Bác bỏ: Là chỉ sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu tính chính xác của một quan điểm, ý kiến từ đó củng cố diều được người viết xem là lẽ phải, chân lí.
  • Giải thích là cắt nghĩa về đối tượng một cách chi tiết, tỉ mỉ, tạo điều kiện cho người đọc hiểu rõ vấn đề được bàn luận trong văn bản
  • Phân tích: Là chia tách đối tượng thành nhiều các bộ phận, giúp người đọc nhìn thấy rõ hơn các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên nó. 
  • So sánh là đặt đối tượng ngày bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm tương đồng và khac biệt giữa chúng, qua đó làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.
  • Lỗi logic

+ Câu mắc lỗi logic là câu có sự mâu thuẫn giữa các ý được trình bày lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. 

  • Lỗi câu mơ hồ

+ Câu mơ hồ là câu khiến cho người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay