Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích – Trần Đình Hượu)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích – Trần Đình Hượu) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 3.1. VĂN BẢN: NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên: Trần Đình Hượu

- Năm sinh: 1926 - 1995)

- Quê: Nghệ An. 

- Ông là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam, thời trung đại và giai đoạn giao thời.

- Ông có tư tưởng  nghiên cứu độc lập, đã nêu được những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc tìm hiểu, đánh giá nền tư tưởng, văn hóa, văn học truyền thống, đồng thời gợi ra được những hướng nghiên cứu mới mẻ về các hình mẫu nhà Nho và loại hình tác giả trong văn học trung đại Việt Nam.

b. Tác phẩm tiêu biểu

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 -1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001)…

2. Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

2.1. Xuất xứ

Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích phần II của tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc công bố năm 1986. 

Số thứ tự của văn bản được hiệu chỉnh trên cơ sở số thứ tự ở nguyên bản.

2.2. Vấn đề nghị luận

Vấn đề nghị luận đã được nêu khai quát ở câu đầu “chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về bài ba mặt của vốn văn hóa dân tộc”. Nội dung này hoàn toàn thống nhất với nhan đề của đoạn trích. Nhìn về ở dây là tìm hiểu, khám phá. Kết quả của việc tìm hiểu khám phá là những nhận xét được rút ra.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

III. PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN

  1. Cách nêu vấn đề nghị luận

Vấn đề nghị luận “một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc” được nêu ngắn gọn, trực tiếp bằng một vế của câu mở đầu. Điều đó giúp người đọc xác định dễdàng vấn đề nghị luận.

+ Luận điểm một được tác giả chứng minh qua lí lẽ và bằng chứng ở các lĩnh vực văn học, tôn giáo, triết học, kĩ thuật, âm nhạc, kiến trúc… thực tế đó cho thấy văn hóa Việt Nam là “văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị”.

+ Lập luận của tác khá đặc biệt. Bắt đầu ông không nói về cái có, mà nói về cái không của vốn văn hóa dân tộc. Điều này đi ngược với tư duy và thói quen “ca tụng” về dân tộc mình. Vì thế người đọc thấy được đặc thù của lối văn “phát biểu ý kiến” ít có trích dẫn cũng như ít đưa dẫn chứng, vốn am hiểu sâu sắc các vấn đề hữu quan, để chia sẻ, tán đồng với tác giả. Tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh khẳng định đúng đắn của luận điểm.

  • Tác giả sử dụng lập luận chặt chẽ, logic để tăng tính thuyết phục cho bài viết. Lập luận của tác giả đi từ khái niệm đến thực trạng, từ thực trạng đến giải pháp.
  1. Sự kết hợp các thao tác nghị luận trong văn bản

Các thao tác nghị luận được sử dụng trong văn bản:

+ Giải thích: khái niệm “vốn văn hóa dân tộc” là gì, vai trò, tầm quan trọng, những biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.

+ Chứng minh: Vai trò tầm quan trọng của vốn văn hóa dân tộc bằng các dẫn chứng cụ thể, thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc bằng các dẫn chứng cụ thể về những mặt tích cực và những mặt hạn chế.

+ So sánh:  Vốn văn hóa dân tộc với các nền văn hóa khác trên thế giới, thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc trong quá khứ và hiện tại.

+ Bình luận: Vai tròm tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.

  • Kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt và hài hòa các thao tác nghị luận.

3. Mục đích thái độ của người viết

Mục đích: Xem xét, đánh giá về văn hóa dân tộc.

- Thái độ khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam:

+ Thái độ nghiên cứu nghiêm túc từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, đã làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của nền văn hóa.

+ Thái độ khách quan nhìn về vấn đề theo nhiều chiều hướng, nhiều mặt khác nhau, giúp vấn đề được nhìn nhận đầy đủ và toàn diện nhất.

  • Thể hiện rõ đặc điểm của nền văn hóa dân tộc, thúc đẩy chúng ta phát huy những điểm mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

IV. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Những mặt tích cực và hạn chế của nền văn hóa dân tộc.

+ Đồng thời cũng là việc chúng ta nên tích cực đẩy mạnh những ưu điểm và khắc phục hạn chế trong thời đại ngày nay.

  1. Nội dung

+ Bố cục bài nghị luận chặt chẽ.

+ Lập luận, dẫn chứng sắc bén có chiều sâu.

=> Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay