Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM. TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954), VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 - 1945): Trong những năm 1930 - 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hoà bình:
- Là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ
chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
- Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung
Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiều, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.
- Nhằm mở rộng quan hệ với lực lượng chống quân phiệt Nhật Bản ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, ...
- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
- Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương.
- Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương.
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi
hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà củng cố, tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là với Liên Xô, Trung Quốc, vận động các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với Cam-pu-chia; đồng thời, phát triển mối quan hệ liên minh chiến đấu chống các lực lượng yêu nước, kháng chiến của Lào, Cam-pu-chia.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân các
nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tích cực lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện sách lược “vừa đánh, vừa đàm", nỗ lực thúc đẩy Hội nghị Pa-ri. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết và Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.