Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP
BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
I. Vai trò của lâm nghiệp
1. Vai trò đối với đời sống con người
- Vai trò đối với đời sống:
+ Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu; nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản;...
+ Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
+ Vai trò tín ngưỡng.
2. Vai trò đối với môi trường sinh thái
Lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:
- Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều hoà dòng chảy; chống xói mòn rửa trôi; giảm thiểu lũ lụt, hạn hán; giữ ổn định nguồn nước.
– Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển có vai trò chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn,... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển. - Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị có vai trò làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
– Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật; là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài nắm, thực vật, động vật quý hiếm.
II. Triển vọng của lâm nghiệp
1. Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái
- Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, diện tích và tài nguyên rừng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá,.... Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn, phát triển diện tích và đa dạng tài nguyên rừng, thông qua đó góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng (động vật, thực vật, vi sinh vật rừng,...), bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
2. Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
3. Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng
III. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
1. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài
2. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất
3. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù
4. Sản xuất lâm nghiệp mang tính thời vụ cao
IV. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp
Người lao động làm việc trong các ngành nghề của lâm nghiệp cần đảm bảo một số yếu cầu cơ bản sau:
– Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
– Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
– Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng; có ý thức bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, những người làm trong các ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp cần yêu thiên nhiên đam mê, yêu thích công việc trồng và chăm sóc cây rừng; có khả năng nhớ tên và phân loại các loài thực vật yêu thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn,....); yêu thích các môn học như Công nghệ, Sinh học, Địa lí,...