Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 4: Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 4: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RỪNG

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển của cây rừng

1. Sinh trưởng của cây rừng

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng. Các đại lượng biểu thị cho sinh trưởng của cây rừng là sự tăng trưởng đường kính, chiều cao và thể tích cây.

Phân loại cây rừng theo tốc độ sinh trưởng:

+ Nhóm cây sinh trưởng nhanh: tăng trưởng đường kính thân khoảng từ 2 cm/năm hoặc năng suất bình quân 15 m/ha/năm. Ví dụ: cây bạch đàn, cây keo.

+ Nhóm cây sinh trưởng chậm: cây lim xanh, cây thông.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:

+ Sinh trưởng giúp cây tích luỹ vật chất làm điều kiện cho quá trình phát triển.

2. Phát triển của cây rừng

- Phát triển của cây rừng là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây (thành thục, ra hoa, kết quả,...).

- Sinh trưởng và phát triển cây rừng có mối quan hệ chặt chẽ. Không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại. Sinh trưởng cây rừng tích luỹ vật chất làm điều kiện để cây rừng phát triển. Phát triển là tiền đề cho một giai đoạn sinh trưởng mới của cây rừng và tạo ra thế hệ cây rừng mới.

II. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rừng và đặc điểm của từng giai đoạn. 

- Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng: chậm khi còn non, sau đó tăng dần đến khi đạt cực đại thì giảm dần và gần như không thay đổi cho đến khi cây chết.

Giai đoạn

Thời điểm

Đặc điểm cây rừng

1. Giai đoạn non

Từ khi hạt nảy mầm đến khi cây ra hoa lần thứ nhất.

– Sinh trưởng mạnh và đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc.

- Chống chịu kém.

2. Giai đoạn gần thành thục

Từ 3 -5 năm kể từ khi cây ra hoa đầu tiên của cây.

– Cây sinh trưởng mạnh; lượng hoa quả tăng dần; tán cây hình thành; sức đề kháng cao hơn. 

- Năng suất và chất lượng lâm sản chưa ổn định.

3. Giai đoạn thành thục

Từ 5 – 10 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.

– Cây sinh trưởng chậm hơn, tán cây đã định hình.

- Năng suất và chất lượng lâm sản tương đối ổn định; khả năng ra hoa, đậu quả mạnh nhất. 

4. Giai đoạn già cỗi

Giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng, phát triển.

– Tăng trưởng hàng năm giảm rồi ngừng hẳn. 

- Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm; khả năng ra hoa, đậu quả giảm; chất lượng hạt kém.

 – Sức đề kháng của cây giảm, cây dễ mắc sâu, bệnh, già cỗi và chết.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay