Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

CHƯƠNG III: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

BÀI 6: Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG

I. Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững

– Bảo vệ môi trường sống cho rất nhiều loài thực vật, động vật rừng, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

– Giúp bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene các loài động vật, thực vật quý hiếm.

– Giúp duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp, điều hoà không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước...

II. Nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững

1. Nhiệm vụ của bảo vệ rừng

- Nhiệm vụ của toàn dân

- Nhiệm vụ của chủ rừng

- Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp

2. Nhiệm vụ của khai thác rừng bền vững

- Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Cần áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác phù hợp để bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.

- Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lí để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng. Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với việc khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

III. Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta

1. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng

Diện tích rừng trồng ở nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra. Phần lớn rừng trồng nhằm mục đích kinh tế, trồng cây lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa đối với việc trồng và chăm sóc rừng, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

2. Thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

- Diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta do cháy rừng và khai thác trái phép trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2022 có giảm song vẫn ở mức cao. Với thực trạng nêu trên, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác quản lí, bảo vệ và khai thác rừng trong tương lai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay