Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

BÀI 10: GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

I. Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản

– Khái niệm môi trường nuôi thuỷ sản:

Môi trường nuôi thuỷ sản là môi trường nước được sử dụng để nuôi trồng các loài thuỷ sản như cá, tôm, cua, ốc,.... Môi trường này có thể là ao, hồ, đầm, sông, biển hoặc các lồng bè trên mặt nước.

– Môi trường nuôi thuỷ sản cần những yêu cầu:

+ Yêu cầu thuỷ lí: đáp ứng nhiệt độ nước, độ trong màu nước,...

+ Yêu cầu thuỷ hoá: đáp ứng độ pH, hàm lượng NH3, độ mặn, oxygen hoà tan.

+ Yêu cầu thuỷ sinh: đáp ứng thực vật thuỷ sinh, sinh vật phù du, vi sinh vật.

Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản

Nội dung

Yêu cầu về thủy lí

a) Nhiệt độ nước

– Nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của thuỷ sản như hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,... do hầu hết các động vật thuỷ sản là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần quan tâm đến nhiệt độ nước để chọn nuôi giống thuỷ sản phù hợp với nhiệt độ đó.

b) Độ trong và màu nước

Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần chú ý đến độ trong và màu sắc của nước:

– Để chọn lựa loài thuỷ sản phù hợp.

- Để cải thiện độ trong và màu nước theo mong muốn.

Yêu cầu về thủy hóa

a) Độ pH

Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về ph nước, pH quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản.

b) Hàm lượng NH,

– NH, hình thành trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thông qua sự chuyển hoá của nhiều nhóm vi sinh vật. – Hàm lượng NH, cho phép trong nước nuôi thuỷ sản nhỏ hơn 0,5 mg/L. Hàm lượng NH, cao có thể gây độc hoặc làm chết động vật thuỷ sản.

c) Độ mặn

Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về độ mặn của nước. Độ mặn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản.

d) Oxygen hoà tan

- Oxygen hoà tan là oxygen tồn tại trong nước nuôi thuỷ sản, chủ yếu có nguồn gốc từ oxygen khí quyển. Ngoài ra, một phần oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản được cung cấp nhờ quá trình quang hợp của một số nhóm thực vật thuỷ sinh và vi khuẩn lam.

– Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thuỷ sản, đặc biệt là các loài động vật thuỷ sản. Hàm lượng oxygen trong nước ao nuôi thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản.

– Mỗi loài thuỷ sản có yêu cầu về hàm lượng oxygen hoà tan khác nhau.

Yêu cầu về thủy sinh

a) Thực vật thuỷ sinh

- Vai trò:

+ Cung cấp oxygen hoà tan cho nước.

+ Là nơi trú ngụ cho động vật thuỷ sản.

+ Duy trì ổn định nhiệt độ môi trường nước, hấp thụ một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước.

– Tuy nhiên, mật độ thực vật thuỷ sinh quá cao sẽ cạnh tranh oxygen hoà tan với động vật thuỷ sản. Vì vậy, cần đảm bảo chủng loại, mật độ thực vật thuỷ sinh phù hợp đối với từng loài động vật thuỷ sản.

b) Sinh vật phù du

Vai trò:

– Là nguồn thức ăn chính cho các loài thuỷ sản tự nhiên. – Ổn định hệ sinh thái môi trường nuôi thuỷ sản, cung cấp oxygen hoà tan, làm giảm các chất độc hại trong nước, ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi.

c) Vi sinh vật

- Vai trò:

+ Tham gia vào quá trình phân giải thức ăn dư thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi.

+ Chuyển hoá một số khí độc (NH,, NO, và H,S) thành chất không độc.

– Tuy nhiên, nhiều loài vi sinh vật có hại, có thể gây bệnh cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra, một số nhóm vi khuẩn kị khí sinh ra khí độc như NH, H,S trong quá trình trao đổi chất; sự phát triển quá mức của vi sinh vật hiếu khí có khả năng làm giảm lượng oxygen hoà tan trong nước.

– Trong quá trình nuôi thuỷ sản, cần có biện pháp làm giảm số lượng vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản

Nội dung

1. Nguồn nước

- Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong nuôi thuỷ sản. Nguồn nước khác nhau thì đặc điểm thuỷ lí, thuỷ hoá và thuỷ sinh khác nhau.

- Phân loại nguồn nước: Nước ngọt và nước biển ven bờ. Các nguồn nước khác nhau sẽ phù hợp với việc nuôi những nhóm thuỷ sản khác nhau.

2. Tính lưu động của nước

– Vai trò:

+ Tạo ra sự cân bằng động của các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học trong môi trường.

+ Giúp cho hệ sinh thái nuôi thuỷ sản duy trì ở trạng thái mở với môi trường bên ngoài.

– Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước chảy có hạn chế của là có khả năng làm trôi thức ăn của thuỷ sản. Còn trong môi trường nước đứng (ao, hồ, đầm,...), nước lưu động chậm và rất dễ bị ô nhiễm.

– Biện pháp hỗ trợ sự lưu động của nước: bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước, nuôi cá lồng, sử dụng máy quạt nước trong ao nuôi thuỷ sản,...

3. Thổ nhưỡng

- Thổ nhưỡng là tổng hợp các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của đất. Mỗi vùng địa lí khác nhau sẽ có các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, chúng ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới môi trường nuôi thuỷ sản.

- Do môi trường nuôi thuỷ sản có sự liên hệ trực tiếp với đất nên các thành phần trong đất sẽ khuếch tán vào nước, làm thay đổi đặc tính thuỷ lí, thuỷ hoá và thuỷ sinh.

4. Thời tiết

Môi trường nuôi thuỷ sản là hệ sinh thái mở, chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ bởi các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, mưa, nắng, gió, áp suất khí quyển, độ ẩm, sương mù,... Mỗi sự thay đổi của các yếu tố này dù lớn hay nhỏ đều có tác động đến môi trường nuôi thuỷ sản.

5. Quy trình nuôi thủy sản

Mật độ nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường.

- Mật độ nuôi phù hợp sẽ đảm bảo sự cân bằng các yếu tố của môi trường.

- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đối tượng nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nếu quy trình không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn, đối tượng nuôi bị bệnh hoặc chết không được xử lí.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay