Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 25: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN

I. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản

1. Kĩ thuật PRC

– Ý nghĩa: Phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh thuỷ sản giúp nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh.

- Thành tựu: phát hiện sớm virus gây bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ,... trên tôm; phát hiện virus gây bệnh Herpesvirus trên cá koi; phát hiện virus gây bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ;...

2. Kit chẩn đoán

Ý nghĩa và thành tựu của việc ứng dụng kit chẩn đoán trong phát hiện sớm bệnh thuỷ sản:

– Ý nghĩa: phát hiện sớm và chính xác tác

nhân gây bệnh thuỷ sản giúp nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh.

– Thành tựu: kit chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên cá hồi vân.

II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất Vaccine

- Trong nuôi trồng thuỷ sản, vaccine vô hoạt được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thuỷ sản. Nhược điểm của loại vaccine này là chi phí sản xuất cao, thời gian bảo hộ ngắn nên thường xuyên phải sử dụng nhắc lại. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, vaccine DNA đã ra đời, đây là bước đột phá lớn so với các vaccine truyền thống. Vaccine DNA có ưu điểm là tính ổn định cao, chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt, không chứa tác nhân gây bệnh nên có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.

III. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh

- Một số vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh hoặc sản sinh ra các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh hoặc tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có đặc tính trên để sản xuất chế phẩm phỏng, trị bệnh thuỷ sản.

IV. Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm thảo dược

- Rất nhiều loại thảo dược (tỏi, thanh hao hoa vàng, hương nhu trắng, ngũ bội tử, cà gai leo, xuyên tâm liên, hương thảo, trầu không, thanh táo,... ) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thuỷ sản. Đặc tính của các loại thảo dược là chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao (allicin, polyphenols, alkaloids, quinones, terpenoids, steroids,...) và khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản. Ưu điểm của chế phẩm thảo dược là có thể dùng để phòng, trị bệnh, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay