Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 26: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 26: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

CHƯƠNG X: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

BÀI 26: BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản

- Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. Nguồn lợi thuỷ sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thuỷ sản Tổ chức theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bao gồm bảo vệ các loài thuỷ sản, môi trường sống của các loài thuỷ sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản.

2. Ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển thuỷ sản và bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực.

3. Nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Xây dựng ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản; thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

- Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản. Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá

- Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất, dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thuỷ sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản.

- Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản.

II. Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ý nghĩa

Khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường.

- Khai thác đúng đối tượng.

– Ít ảnh hưởng đến các loài thuỷ sản khác.

– Không thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm, ít ảnh hưởng đến hệ sinh vật thuỷ sinh → bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biến.

Giúp tăng khả năng sinh sản của các loài thuỷ sản quý hiếm, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý hiếm.

Thiết lập các khu bảo tồn biển

- Bảo vệ các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng trong các khu bảo tồn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh trưởng, phát triển và sinh sản → bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, quốc gia.

Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

Cung cấp cho các loài thuỷ sản một môi trường sống thuận lợi, nhờ đó giúp chúng sinh trưởng, phát triển và sinh sản nhanh, giúp duy trì và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay