Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lão Hạc (Nam Cao)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Lão Hạc (Nam Cao) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2.1. VĂN BẢN LÃO HẠC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nam Cao: (1915 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri.

- Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam.

b. Sự nghiệp và tác phẩm chính

- Ông là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc của văn học Việt Nam.

- Với 15 năm cầm bút, ông có hai tiểu thuyết và 50 truyện ngắn, bút kí. 

- Ông đặc biệt thành công ở lĩnh vực truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Trăng sáng, Đời thừa…

- Với ngòi bút sắc sảo, tác phẩm của ông đã dựng nên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam đương thời với cảnh sống khốn khổ của người nông dân bần cùng và bi kịch tinh thần đau đớn của người trí thức nghèo.

2. Văn bản “Lão Hạc”

2.1. Thể loại: Truyện ngắn

2.2. Một số yếu tố của văn bản

a. Chủ đề: Số phận nhỏ bé bất hạnh của những con người lao động trong xã hội Việt Nam trước CMT8.

 b. Xuất xứ

+ Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác năm 1943. Là một trong những truyện ngắn xuất sắc về đề tài nông dân trong văn học Việt Nam hiện đại

c.Nội dung 

Có thể tiến hành theo 2 cách: Sơ đồ hoặc theo hành trình nhận thức của ông giáo hay là mạch kể truyện.

Cách 1: SƠ ĐỒ HÓA 

Cách 2: Hành trình nhận thức

+ Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về chuyện bán chó => Ông giáo thờ ơ nghĩ về năm quyển sách của mình và hồi tưởng về đứa con trai của lão Hạc đã đi phu ở Nam Kỳ => ông giáo hiểu ra con chó là kỉ vật của đứa con, nên rất quý giá với lão Hạc.

+ Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc đã bán chó => Ông giáo xót xa, đồng cảm với lão Hạc và không còn tiếc sách của mình => Lão Hạc ngỏ ý gửi vườn và một số tiền cho ông giáo để lo hậu sự cho mình => Từ đó, lão Hạc chỉ ăn khoai ráy và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Ông giáo nghe Binh Từ nói về lão Hạc xin bả chó và thất cọng về con người của lão => Ông giáo và người trong làng chứng kiến lão tự tử bằng bả chó => ông giáo tự hứa sẽ giữ gìn mảnh vườn cẩn thận và giao lại cho con trai lão.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Điểm nhìn, ngôi kể và mối quan hệ trong chỉnh thể tác phẩm 
  • Ngôi kể: Thứ nhất
  • Điểm nhìn: Từ nhân vật ông giáo
  • Tác dụng:

+ Toàn bộ cuộc đời của lão Hạc hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc.

+ Thể hiện rõ tính cách nhân từ tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.

  • Khi nhà văn lựa chọn điểm nhìn này thì kết cấu toàn bộ truyện ngắn được tổ chức xoay quanh hành trình nhận thức của ông giáo về lão Hạc: 

+ Lần thứ nhất, Lão Hạc sang nhà ông giáo kể về ý định bán chó, ông giáo nhớ lại những gì đã biết về con trai của lão và thấu hiểu sự yêu quý của lão dành cho con chó và ý định không muốn bán chó.

+ Lần thứ hai, lão Hạc sang nhà ông giáo nói về việc đã bán chó và ý định gửi văn tự vườn cho ông giáo, sau đó ông thấy lão ăn uống khám khổ và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông.

+ Cuối cùng nghe Binh Tư kể lão xin bả chó, ông hiểu lầm và thất vọng về lão Hạc. Khi chạy sang nhà lão Hạc chứng kiến cái chết đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu và nhận ra cuộc đời không hẳn như ông nghĩa. 

  • Cuộc đời của lão Hạc hiện lên qua lăng kính của ông giáo. Ông giáo là người hàng xóm của lão, là người có học thức, hiểu biết cùng sự chân thành, tốt bụng. Nhưng ông vẫn hiểu lầm về lão.
  • Vòng lặp của sự hiểu sai rồi nhận ra sau đó lại hiểu sai rồi nhận ra cho thấy việc hiểu về một con người là chuyện không hề dễ dàng.

Kết luận: Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất và điểm nhìn là ông giáo cho thấy đây không phải đơn thuần là câu chuyện về một số phận con người bất hạnh nghèo khổ nhưng lương thiện mà còn là câu chuyện về hành trình gian nan để hiểu đúng về một con người.

2. Phân tích nhân vật lão Hạc

a. Lão Hạc con người cua nhân cách và tự trọng

Tính cách

Chi tiết thể hiện

Nhân hậu, giàu lòng yêu thương

  • Lo lắng, sắp xếp chu toàn mọi thứ cho cuộc đời con, không cho con bán vườn vì lo đời sống sau này của con.

  • Nhìn con chó luôn nhớ đến con, trông ngóng thư con.

  • Đau khổ vì sợ mất con khi con nộp thẻ đi phu.

  • Chăm sóc con chó Vàng như con cháu mình (lão tắm rửa, bắt rận, gọi “cậu” tâm sự với nó như với con cháu mình, cho ăn trong bát…)

  • Đau đớn dằn vặt khi buộc phải bán con chó vàng.

Tự trọng

  • Dù nghèo đói nhưng vẫn phải tự chuẩn bị tiền lo hậu sự cho bản thân vì không muốn phiền đến hàng xóm.

  • Cương quyết không nhận sự giúp đỡ từ ông giáo.

  • Chọn cái chết bằng bả chó để không phiền đến ai,

3. Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của tác phẩm

a. Hoàn cảnh sống và mối quan hệ với tính cách

- Hoàn cảnh:

+ Lão Hạc là một nông dân ở vùng nông thôn nghèo.

+ Người làng đều vất vả kiếm sống, giành giật nhau từng công việc.

+ Kiếm tiền bằng những nghề lương thiện lẫn bất lương.

+ Lão từng có một gia đình hạnh phúc tôn trọng và yêu thương nhau. 

+ Vợ mất sớm, con đi làm xa tuổi già neo đơn chỉ còn cậu Vàng bầu bạn.

  • Cũng chính vì hoàn cảnh ấy khiến cho lão luôn muốn được bảo vệ tâm nguyện của người vợ là canh giữ mảnh vườn cho con và chăm lo cho đứa con độc nhất dù đã trưởng thành. Còn đối với làng xóm, lão giữ tâm hồn lương thiện trong sáng, tự trọng và tôn trọng mọi người.
  • Lão Hạc chính là đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước CMT8/1945: nghèo khổ, khốn cùng bị đẩy vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn giữa hi sinh nhân cách, đạp lên người khác để có miếng ăn và sống và một bên là chết để dành ự sống cho gia đình người thân và bảo toàn lòng tự trọng.
  1. Phong cách hiện thực của truyện ngắn Lão Hạc 
  • Truyện ngắn lão Hạc viết theo phong cách hiện thực. Điều này thể hiện rõ qua các yếu tố:

+ Đề tài: Bức tranh nông thôn Việt Nam và đời sống nông dân trước CMT8/1945.

+ Cảm hứng: Phơi bày hiện thực tăm tối và đời sống khốn cùng của người nông dân, từ đó ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương và bản chất lương thiện của họ.

+ Nghệ thuật: Sử dụng một loạt những hình ảnh, chi tiết chân thực xuất phát từ đời sống nông thôn Việt Nam trước CMT8/1945 thời Nam Cao sống; nhân vật điển hình cho tầng lớp nhân dân Việt Nam trước CMT8/1945.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Là sự ca ngợi, đồng cảm với con người thuộc tầng lớp lao động khốn khổ nhưng giàu lòng tự trọng và nhân cách.

+ Đồng thời là sự phê phán hiện thực xã hội cũ đã dồn ép họ tới bước đường cùng.

  1. Nghệ thuật

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất cùng điểm nhìn trần thuật đặc sắc.

+ Xây dựng tình huống truyện và nhân vật vô cùng tài tình.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng hệ thống hình ảnh, từ ngữ vô cùng đắt giá. 

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lão Hạc (Nam Cao)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay