Nội dung chính Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm trách nhiệm xã hội và các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật và tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững theo cách có lợi cho doanh nghiệp và xã hội.
+ Trách nhiệm kinh tế: Doanh nghiệp phải vận hành hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, thu được lợi nhuận cao; cung ứng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội với mức giá hợp lí; tạo việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng cùng cơ hội phát triển chuyên môn nghề nghiệp; đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng,
+ Trách nhiệm pháp lí: Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Trách nhiệm đạo đức: Doanh nghiệp phải thực hiện đạo đức kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
+ Trách nhiệm nhân văn: Doanh nghiệp phải tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng; tham gia các hoạt động công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
– Ý nghĩa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
+ Đối với doanh nghiệp: tránh được các rủi ro pháp lí về lao động, môi trường;
tạo động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lao động giỏi; giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần; nâng cao thương hiệu và uy tín.
+ Đối với xã hội: chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn (đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,...), giúp ổn định cuộc sống; góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Khi tham gia điều hành doanh nghiệp, công dân có trách nhiệm:
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về quan hệ kinh tế, bảo vệ môi trường, thuế và các quy định pháp luật khác;
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Bảo đảm quyền lợi chính dáng của người lao động với mức lương tương xứng, bình đẳng và điều kiện lao động an toàn, thoải mái, bảo đảm sức khoẻ;
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu, lợi ích của người tiêu dùng và bảo vệ uy tín của doanh nghiệp; sáng tạo
+ Mở rộng quan hệ hợp tác, dầu tư cùng có lợi với các đối tác;
+ Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp khác.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp