Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 1.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT
I. LÝ THUYẾT
1. Thế nào là ngôn ngữ trang trọng
- Khái niệm: Ngôn ngữ trang trọng thể là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn…).
- Đặc điểm:
+ Thường sử dụng có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,… không dùng tiếng lóng hay khẩu ngữ.
+ Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.
- Lưu ý:
Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điển thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
2.Thế nào là ngôn ngữ thân mật
- Khái niệm: Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày như trò chuyện hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân hoặc viết nhật kí cá nhân.
- Đặc điểm:
+ Thường được sử dụng với những từ có sắc thái gần gũi, dân dã phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp.
+ Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt và câu rút gọn.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Đáp án bài 1:
a. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng “con- quý tòa” khi gặp chánh án Đẩu cùng lời nói “ Con lạy quý tòa”… “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” thể hiện thái độ khúm núm, sợ sệt, van xin của người đàn bà hàng chài khi ở tòa án huyện.
b. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng hô “chị- các chú” với Đẩu và Phùng khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu. Đây là giọng điệu của người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống. Lời thoại này thể hiện được thái độ sắc sảo, từng trải và thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài
Đáp án bài 2:
a.
Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu: “giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án”.
→ Ý nghĩa: Thể hiện sự thay đổi thái độ của nhân vật Đẩu khi nói chuyện với người đàn bà hàng chài về hành vi bạo lực của người chồng. Đó là cảm xúc bất bình, giận dứ trước sự độc ác với người đàn ông “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.”
b.
Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu:
“Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án”
→ Ý nghĩa: Thể hiện thái độ của nhân vật Đẩu khi muốn tiếp tục thuyết phục người đàn bà hàng chài bỏ chồng. Trước đó, khi không thể thuyết phục người đàn bà hàng chài, Phùng xuất hiện với mấy vết thương đã lên da non, Đẩu muốn tiếp tục đưa ra lời khuyên cho người đàn bà hàng chài.
Đáp án bài 3:
a.
Đoạn trích trên đã gửi gắm những thông điệp của tác giả đối về trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ với thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, trong đoạn trích sử dụng ngôn ngữ trang trọng:
- Từ ngữ chọn lọc: “học sinh, sinh viên, tri thức trẻ”, “cán bộ lãnh đạo, quản lý liêm khiết có trình độ cao..”, “trách nhiệm và sứ mạng”
- Thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng, động viên tinh thần cho giới trẻ của tác giả
→ Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng:
- Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại,..
- Từ ngữ chọn lọc.
- Ngôn ngữ thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng.
b.
Đoạn trích trên là lời nói của người mẹ gửi tới con gái khi con phải chuẩn bị học xa nhà. Vì thế, đoạn trích sử dụng ngôn ngữ thân mật:
- Xưng hô thân mật: “mẹ- con”, “con gái yêu quý”, “con gái của mẹ”, “cô gái của mẹ”.
- Thể hiện cảm xúc lo lắng, yêu thương, quan tâm chăm sóc của người mẹ khi dặn dò con gái lúc con chuẩn bị đi học xa nhà: “Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa”, “Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con”.
→ Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật:
- Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn,…
- Từ ngữ đời thường, giản dị.
- Thể hiện cảm xúc cá nhân.
Đáp án bài 4:
Nội dung và nhân vật giao tiếp | Bạn mới quen | Bạn thân |
Chào hỏi | Chào cậu, cậu khỏe không? | Dạo này thế nào? |
Hỏi mượn sách | Câu cho tớ mượn quyển sách này một lát được không? | Cho tớ mượn sách nhé! |
Hỏi về ước mơ | Ước mơ cảu cậu sau này là gì thế? | Tương lai cậu muốn làm gì? |
Hỏi bài tập khó | Bài này khó quá, cậu có biết cách làm không? | Bài tập này khó nhằn quá! Giúp tớ đi! |
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật