Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều Bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 5: HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
1. Vai trò của trồng và chăm sóc rừng
1.1 Vai trò của trồng rừng
Trồng rừng có vai trò:
– Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc; khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá do cháy, thiên tai,...
– Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cân bằng O, và CO, trong khí quyển,...; góp phần bảo tồn đa đạng sinh học.
– Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân tham gia hoạt động trồng rừng.
1.2 Vai trò của chăm sóc rừng
- Chăm sóc rừng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại; tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm đất tơi xốp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cây con được chăm sóc có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng.
2. Nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng
2.1 Nhiệm vụ của trồng rừng
- Trồng rừng phải đảm bảo toàn bộ diện tích đất được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp luôn được phủ xanh, đó là những diện tích đất trống chưa có rừng và những khu vực rừng trồng sau khai thác.
- Trồng rừng sản xuất để cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,...; trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Trồng rừng đặc dụng ở vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học để phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, góp phần bảo tồn đa đạng sinh học bằng trồng những loài cây bản địa có giá trị, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan cho những khu rừng văn hoá – lịch sử,...
2.2 Nhiệm vụ của chăm sóc rừng
Chăm sóc rừng cần thực hiện:
– Áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như làm cỏ, xới đất, bón phân,... để làm tăng tỉ lệ sống sau khi
trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng sinh trưởng nhanh và phát triển tốt.
– Tia cảnh giúp làm tăng hiệu quả quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng chiều cao dưới cành, giảm khuyết tật sản phẩm gỗ, nâng cao chất lượng gỗ.
– Trồng dặm, tỉa thưa để đảm bảo mật độ trồng rừng theo hướng dẫn kĩ thuật của từng loại rừng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao chất lượng và đảm bảo các chức năng của rừng.
3. Trồng rừng
3.1 Thời vụ trồng rừng
- Thời vụ trồng rừng có ý nghĩa quyết định đến tỉ lệ sống của cây con và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ban đầu của rừng non. Trồng rừng đúng mùa vụ sẽ hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết, thiên tai và sâu bệnh hại đối với cây trồng, tăng tỉ lệ thành rừng.
- Để đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thuận lợi cho cây con sinh trưởng, trồng rừng nên được tiến hành vào những ngày râm mát, có mưa nhẹ hoặc nắng nhỏ; tránh trồng vào những ngày nắng nóng, rét đậm, hạn hán kéo dài, mưa lũ lớn hoặc gió bão.
3.2 Trồng rừng bằng cây non
- Trong hoạt động trồng rừng ở nước ta, trồng rừng bằng cây con được áp dụng phổ biến. Có hai loại cây con: cây con có bầu và cây con rễ trần. Cây con đem trồng cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn về số lá, đường kính cổ rễ, chiều cao cây, tuổi cây, cây cứng cáp, không bị cụt ngọn và không bị sâu bệnh.
+ Trồng rừng bằng cây con có bầu
+ Trồng rừng bằng cây con rễ trần
3.3 Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng
Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng là đem hạt gieo trực tiếp trên đất trồng rừng đã được chuẩn bị trước. Có hai phương thức gieo hạt thẳng là gieo toàn diện và gieo cục bộ:
– Gieo toàn diện: gieo vãi đều hạt giống trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.
– Gieo cục bộ: gieo hạt trên một phần diện tích đất trồng rừng (gieo theo hàng, khóm).
Phương pháp này được áp dụng ở những nơi đất tốt, thời tiết thuận lợi, đất ẩm và đối với loại hạt có kích thước tương đối lớn, sức nảy mầm mạnh, cây con khoẻ, chịu hạn tốt. Phương pháp trồng rừng bằng gieo hạt thẳng ít được áp dụng hiện nay vì tỉ lệ cây sống để hình thành rừng thấp.
4. Chăm sóc rừng
4.1 Làm cỏ, xới đất và vun gốc
- Làm cỏ, xới đất, vun gốc diễn ra khoảng 3 năm liền sau khi trồng. Số lần làm cỏ, xới đất của từng năm tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể. Thời điểm tốt nhất để tiến hành làm cỏ, xới đất, vun gốc là ngay trước khi bón thúc hoặc trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất.
- Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn nhằm giúp cho cây trồng chính có đủ không gian sống, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Xới đất, vun gốc cho cây nhằm giúp cho bộ rễ của cây phát triển khoẻ mạnh, hấp thu dinh dưỡng trong đất tốt hơn, tránh bị rửa trôi phân bón.
4.2 Bón thúc
- Bón thúc nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn còn non để cây sinh trưởng tốt nhất, tuỳ theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của rừng để quyết định thời điểm, số lần bón thúc, loại phân bón và khối lượng phân bón.
4.3 Tưới nước
- Tưới nước góp phần nâng cao tỉ lệ sống cho cây rừng, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Lượng nước tưới, số lần và thời điểm tưới nước cho cây rừng tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố nông, sâu của hệ rễ cây, quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi và điều kiện lập địa.
4.4 Tỉa thưa, tỉa cành
- Tỉa cảnh tươi: cắt hết các thân phụ và cảnh quá lớn, nằm ở phía dưới tán cây (những cành đã già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây), cắt sát với thân cây để cây liền sẹo nhanh hơn. Thời điểm tỉa trước mùa sinh trưởng của cây (mùa khô) để nâng cao chất lượng gỗ.
- Tỉa cành khô: cắt cành đã chết nhưng chưa rơi rụng.
- Tỉa thưa: nếu hố có nhiều cây thì chỉ để lại một cây khoẻ mạnh, thân thẳng nhất.
4.5 Trồng dặm
- Trồng dặm nhằm bổ sung cây trồng để đạt mật độ theo quy định, tránh để đất trống ở những vị trí cây bị chết gây lãng phí đất.
- Đối với cây sinh trưởng nhanh: Trồng dặm trong năm đầu sau khi trồng nếu tỉ lệ cây sống dưới 85 % so với mật độ trồng ban đầu.
- Đối với loài cây sinh trưởng chậm và rừng ven biển: Trong 3 năm đầu sau khi trồng, nếu tỉ lệ cây sống dưới mật độ thành rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam thì phải trồng dặm. Số lượng cây trồng dặm tuỳ theo mật độ hiện có để trồng bổ sung đảm bảo tiêu chí thành rừng theo quy định. Tuổi cây giống để trồng dặm tương ứng với năm trồng rừng.
=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng