Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Thực hành tiếng Việt. Thuộc chương trình Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Liệt kê những từ láy gợi tả âm thanh, dáng vẻ, trạng thái, cảm xúc.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LÝ THUYẾT

Hoạt động 1: Từ tượng hình

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Từ tượng hình là gì?
  • Cho ví dụ về từ tượng hình.

Sản phẩm dự kiến:

- Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…

- Ví dụ: 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Lượm, Tố Hữu)

Hoạt động 2: Từ tượng thanh

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Em hiểu thế nào là từ tượng thanh?

  • Cho ví dụ về từ tượng thanh.

Sản phẩm dự kiến:

Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc,…

- Ví dụ: 

Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng

Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên

Rừng hát gió lay trên cành biếc

Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh

Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc

Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi

(Nhạc rừng, Hoàng Việt)

Hoạt động 3. Tác dụng

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Từ tượng hình và từ tượng thanh có tác dụng gì đối với văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày ?

Sản phẩm dự kiến:

- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu đạt cao

- Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dungh trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP

Bài tập 1: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:

a. 

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đứa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hớt)

b. 

Con nghe thập thình tiếng cối

Mẹ ngồi giã gạo ru con

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

c. 

Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)

 

d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt. tôi có cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

(Tô Hoài, Dế Miền phiêu lưu kí)

Sản phẩm dự kiến:

a, Từ tượng hình: chòng chành

=> Tác dụng: Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương, biết ơn sự chăm sóc, yêu thương của mẹ. 

b, Từ tượng thanh: thập thình

=> Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, khắc họa người mẹ tần tảo, hi sinh và sự biết ơn của người con.

c, Từ tượng hình: Nghênh ngang

    Từ tượng thanh; ồm ộp

=> Tác dụng; Giúp người đọc dễ hình dung ra dáng vẻ, âm thanh của sự vật, hiện tượng được nhắc tới

d, Từ tượng thanh: Phanh phách

=> Tác dụng: Giúp tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật, miêu tả đúng tính chất của đối tượng được nhắc tới.

Bài tập 2: Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự thiên.

Sản phẩm dự kiến:

- 5 từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của người: mảnh mai, dong dỏng, cao ráo, mảnh dẻ, đầy đặn, bầu bĩnh, vội vàng…

- 5 từ gợi âm thanh của thế giới xung quanh: vo ve, cót két, ồn ào, the thé, khúc khích.

Bài tập 3: Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống:

a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi.,............... bên hiên nhà.

b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành................. trơ trụi lá.

c. Sự tĩnh lặng của đêm tôi khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu................ từ ngoài đồng ruộng dưa vào.

d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng ............. như mạng nhện.

đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá............... ở Hà Giang.

Sản phẩm dự kiến:

a, tí tách/ lộp bộp/ rả rích                b, khẳng khiu             c, râm ran

d, chằng chịt                                    đ, cheo leo

Bài tập 4: Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng, của chúng trong những trường hợp ấy.

Sản phẩm dự kiến:

Ví dụ 1:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)

=> Từ tượng hình: tẻo teo

Ví dụ 2

Lom khom dưới núi tiều vài chú

(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

=> Từ tượng hình: Lom khom

Ví dụ 3

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

=> Từ tượng thanh: Ầm ầm

Bài tập 5: Phân tích nét độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm):

a. 

Khóm trúc, lùm tre huyền thoại

Lời ru vấn vít dây trầu

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

b.

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ở ven sông

( Tố Hữu, Nhớ đồng)

c. 

Con nghe dập dờn sóng lúa

Lời ru hóa hạt gạo rồi

( Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Sản phẩm dự kiến:

a, Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ chìm vào giấc ngủ, gợi nhắc khoảng trời cổ tích cùng câu hát dân gian, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm. 

b, Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết, tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với quê hương. 

c, Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa” trong tâm trí người con gắn với lời ru của mẹ, đã nuôi lớn người con về mặt thể xác và tâm hồn.

Bài tập 6: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình và một từ tượng thanh.

Sản phẩm dự kiến:

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc, chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, nắng hè vàng tươi vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường. Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bọn cá rô phi nhảy tom tóp, cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !

- Từ tượng hình: vàng tươi, lờ đờ, nắng nhạt, lạnh lùng

- Từ tượng thanh: xào xạc, thỏ thẻ, râm ran, tom tóp,...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.

B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.

D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 2: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.

D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 3: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Miêu tả và nghị luận.

B. Tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận và biểu cảm.

D. Tự sự và nghị luận.

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm những từ tượng hình hoặc từ tượng thanh xuất hiện trong cao dao, tục ngữ Việt Nam?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau:

Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên.

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

 
 

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay