Nội dung chính Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn sách Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều

BÀI 7. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

  • Rễ: Cây nhãn có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 – 5m. Rễ sinh trưởng tập trung ở độ sâu khoảng 10 – 15 cm
  • Thân và cành: Nhãn là cây thông gỗ. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10 – 12m. Một năm cây nhãn ra từ 2 đến 4 đợt cành mới nên cây có nhiều cành
  • Lá: Lá cây nhãn xanh quanh năm, tán lá dày. Lá thuộc lá kép, chiều dài lá khoảng 15 – 25 cm. Lộc non có màu đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.
  • Hoa: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt. Có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính
  • Quả: Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 – 3.0 cm; khối lượng 12 – 22g tùy theo giống. 

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

  • Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 21 – 27 độ C
  • Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn, thụ tinh của hoa nhãn là 18 – 25 độ C.

2. Ánh sáng

Cây nhãn cần ánh sáng mạnh nhưng cây cũng không chịu được bóng râm. Phàn tán bị che bóng thường không ra hoa, đậu quả tốt.

3. Độ ẩm

  • Cây nhãn ưa ẩm và chống chịu kém với ngập úng
  • Lượng mua hàng năm thích hợp cho trồng nhãn là 1200 – 1600mm
  • Vào thời kì ra hoa và phát triển quả, cây nhãn cần nhiều nước

4. Đất

  • Cây nhãn trồng được trên nhiều loại đất như đất pha cát, đất thịt, đất phù sa
  • Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước, độ pH 5,5 – 6,5; độ mặn thấp hơn 0,2%

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

  • Thời vụ trồng nhãn thuận lợi và vụ xuân (tháng 2 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 10)
  • Ở vùng thiếu nước, nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5)
  • Ở miền Bắc nước ta cần tránh trồng vào mùa đông

2. Xác định mật độ trồng cây

  • Khoảng cách thích hợp là 5m x 5m tương đương với mật độ trồng cây khoảng 400 cây/ ha.

3. Chuẩn bị hố trồng

  • Đào hố có kích tước 70 cm x 70 cm, sâu 40 – 50 cm
  • Mỗi hố trồng bón lót 30 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg phân lân nung chảy và 0,1 kg phân NPK 

4. Trồng cây

  • Loại bỏ túi bầu, đặt bầu cây vào chính giữa hố trồng rồi lấp đất kín bầu, dùng tay nén chặt
  • Cắm cọc chép với thân cây, ngược chiều gió và dùng dây mềm buộc cố địn để chống gió làm lung lay rễ cây
  • Dùng cay cỏ, thân, lá khô phủ gốc dày 7 – 10 cm và tưới đẫm nước ngay sau khi trồng để giữ ẩm đất.

5. Bón phân

  • Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả: 

  • Bón phân ở thời kì thu hoạch quả: 

5. Tưới nước

  • Sau khi trồng, cần duy trì độ ẩm đất ở 70%, bằng cách 2 – 3 ngày tưới một lần với lượng 10 – 20 lít/ cya cho đến khi cây ra hoa để thu hoạch quả.
  • Tăng lượng nước tưới cây 30 – 50 lít/ cây và 2 – 3 ngày tưới một lần, từ khi cây ra hoa đến kết thúc thu hoạch quả hoặc sau mỗi lần bón phân.

6. Phòng trừ sâu, bệnh

  • Cây nhãn có các loại sâu hại chính như sâu đo, bọ xít nâu, rệp, sâu đục cuống quả, sâu đục quả và sâu đục thân.
  • Các loại bệnh phổ biến trên cây nhãn như sương mai, thán thư, chổi rồng (do nhện lông nhung)
  • Để phòng trừ sâu, bệnh, cần áp dụng các biện pháp sau: 
    • Biện pháp cơ giới: bắt bọ xít nâu, cắt bò cành sâu, bệnh nghiêm trọng…
    • Biện pháp canh tác: tăng cường bón phân hữu cơ, chọn cây giống sạch bệnh, tỉa cành, tạo tán
    • Biện pháp sinh học: sử dụng chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh có chứa Bacillus spp., Streptomyces spp. Và Trichoderma spp.; chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng phòng trừ sâu hại
    • Biện pháp hóa học: có thể dùng thành phần thiamethoxam, acetamiprid… để diệt sâu đo, rệp; dùng thuốc gốc đồng, thuốc gốc metalaxyl, hexaconazole, propiconazole… để chữa bệnh thán thư.

7. Tỉa cành và tạo tán

  • Khi cây con đạt đến độ cao 60 – 70 cm, tiến hành cắt ngọn
  • Khi cây ra mầm mới, tỉa bỏ bớt cành, chỉ giữ lại 3 – 4 cành khỏe
  • Đối với những cây nhãn ra hoa sau khi trồng 1 – 2 năm, phải ngắt bỏ hoa để cây tập trung phát triên thân, tán
  • Khi đã thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất cho cây thông thoáng

8. Điều khiển ra hoa, đậu quả

  • Kĩ thuật hạn chế tác động:
  • Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng hóa chất
  • Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng khoanh vỏ
  • Kĩ thuật tỉa quả
  • Tỉa bớt quả để quả to, nhiều cùi
  • Mỗi chùm nhãn nên chỉ để tối đa 30 quả
  • Khi quả có đường kính 0,5cm, tiến hành tỉa bỏ những quả bị sâu bệnh, quả dị hình

=> Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay