Nội dung chính Quốc phòng an ninh 11 kết nối Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM

a. Khái niệm tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.

b. Một số loại hình tội phạm

- Giết người, cố ý gây thương tích

- Cướp tài sản, trộm cắp tài sản

- Mua bán trái phép chất ma túy

- Tổ chức đua xe trái phép, đánh bạc, tổ chức đánh bạc,...

c. Cách thức hoạt động phổ biến của các loại tội phạm

- Cấu kết thành các băng nhóm, tổ chức để hoạt động.

- Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện trong hoạt động phạm tội.

- Hoạt động mang tính lưu động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, xuyên quốc gia và có tính chất quốc tế.

- Sử dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động phạm tội.

II. PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

a. Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lí, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.

b. Một số hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay

- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

- Đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng.

- Môi giới mại dâm trên không gian mạng.

- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán người, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

- Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng, cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

- Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông phương tiện điện tử.

Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

- Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.

III. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

a. Khái niệm tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội.

b. Một số loại tệ nạn xã hội

Tệ nạn ma tuý: tình trạng một (hoặc nhiều) người sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút, hít, tiêm chích thuốc phiện, heroin và các loại ma tuý khác.

- Tệ nạn mại dâm: những hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân. Một số hành vi liên quan đến tệ nạn mại dâm như bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm,...

- Tệ nạn cờ bạc: các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi, giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tệ nạn cờ bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bản số lô, số đề, cá độ bóng đá,....

- Tệ nạn mê tín dị đoan: các hành vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí, không có thật, từ đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tin, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, không phù hợp với quy luật tự nhiên. Một số hành vi mê tín, dị đoan như bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma,...

c. Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

- Đối với tệ nạn mại dâm: Nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:

+ Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm...

+ Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động mại dâm.

Đối với tệ nạn cờ bạc: Nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:

+ Đánh bạc trái phép (mua bán số lô, số đề, cả độ bóng đá,...), tổ chức đánh bạc, gá bạc,....

+ Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tệ nạn cờ bạc.

- Đối với tệ nạn mê tín dị đoan: Pháp luật nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:

+ Hoạt động mê tín dị đoan (người thực hiện các hành vi như bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma,...).

+ Hành nghề mê tín dị đoan (người thực hiện các hành vi bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cũng trừ tà ma... để kiếm tiền).

IV. TRÁCH NHIỆM TRONG PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

a. Trách nhiệm của công dân

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

- Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Trong đó, có các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

b. Trách nhiệm của học sinh

- Chấp hành nghiêm trách nhiệm của công dân trong thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

- Ngoài ra, học sinh cần học tập và thực hiện nghiêm một số quy định sau:

+ Không tham gia các tệ nạn xã hội và hoạt động phạm tội sử dụng công nghệ cao dưới bất kì hình thức nào ở nơi sống, học tập và trên không gian mạng.

+ Không tham gia chia sẻ những thông tin trên không gian mạng khi chưa được kiểm chứng.

+ Thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng do nhà trường và các cơ quan, lực lượng chức năng tổ chức.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội theo hướng dẫn của nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước.

+ Tham gia tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

=> Giáo án quốc phòng an ninh 11 kết nối bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay