Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ. Thuộc chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

  • Em hãy chỉ ra sự khác nhau của từ xanh được sử dụng trong những câu sau:

  • Trời thu xanhngắt mấy tầng cao.

  • Một vùng cỏ mọc xanh rì.

  • Suối dài xanhmướt nương ngô.

  • Theo em, vì sao trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái phù hợp?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hệ thống lại kiến thức

GV đặt câu hỏi: Sắc thái nghĩa của từ là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Sản phẩm dự kiến:

Sắc thái nghĩa của từ

Sắc thái nghĩa của từ là nét nghĩa bổ sung nghĩa cơ bản cho từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm: 

- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xoá đều chỉ màu sắc nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xoá: trắng đều khắp trên một diện rộng)

- Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ, …thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt như thân phụ, thân mẫu, phu nhân, … thường có sắc thái trang trọng

    Trong nói và viết, cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1:

Sản phẩm dự kiến:

+ Từ đồng nghĩa với từ ngút ngàn (trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá của Mai Liễu): ngút ngàn, bạt ngàn

+ “Ngút ngát” không có trong từ điển tiếng Việt và có thể đây là từ do tác giả tạo ra bằng cách kết hợp “ngút ngàn” với “bạt ngàn”. Tiếng “ngút” tả cây cối vươn lên theo chiều cao, còn tiếng “ngát” tả cây cối lan ra theo chiều rộng. Mặc dù đồng nghĩa với “ngút ngàn” nhưng “ngút ngàn” và “bát ngát” đều thể hiện không gian quá rộng (trải rộng ra mênh mông, đến mức tựa như vượt tầm mắt) và nó không thật sự phù hợp để miêu tả cảnh một ngọn núi (Non Thần) -> Vậy nên ở đây từ “ngút ngát” được sử dụng với văn cảnh của đoạn thơ trên

Bài tập 2:

Sản phẩm dự kiến:

+ Các từ đồng nghĩa với từ “đỏ” trong khổ thơ trên: thắm, hồng, đỏ au

+ “Thắm” chỉ màu đỏ đậm, tươi, hoàn toàn phù hợp với việc miêu tả sự vật “yếm” (thường nói yếm thắm). ‘Hồng” chỉ màu đỏ nhạt, tươi, ất phù hợp với việc miêu tả một đôi môi đẹp ở người phụ nữ trẻ trung. “Đỏ au” chỉ màu đỏ tươi, trông thích mắt, hoàn toàn phù hợp với sự biểu thị nước da (đôi má) của người phụ nữ lao động khoẻ mạnh

-> Sự phù hợp của các từ trên đây với việc miêu tả sự vật được chứng tỏ bởi việc không thể thay đổi vị trí của các từ này cho nhau; mặt khác, cũng không thể thay thế các từ ngữ này bằng các từ đồng nghĩa nào khác phù hợp hơn

Bài tập 3:

Sản phẩm dự kiến:

Các từ láy và nghĩa của chúng ở trong bài thơ trên:

+ Xao xác: từ gợi tiếng gà gáy nối tiếp làm xao động cả không gian vắng lặng

+ Não nùng: buồn tê tái, day dứt

+ Chập chờn: ở trong trạng thái khi rõ khi không, khi ẩn khi hiện

-> Tác dụng của việc sử dụng từ láy đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả: Các từ láy trên đều thể hiện (trực tiếp hoặc gián tiếp) tâm trạng của tác giả, đó là tâm trạng buồn, nhớ da diết khôn nguôi những ngày còn thơ bé với những kỉ niệm đẹp về người mẹ thân yêu

Bài tập 4:

Sản phẩm dự kiến:

Trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sự phù hợp trong việc sử dụng các từ ngữ nhằm bộc lộ được tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình là rất cần thiết. Như trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng”, từ “rượi buồn” có cùng nghĩa cơ bản với các từ buồn tẻ, buồn teo, buồn tênh, … nhưng về sắc thái nghĩa, từ này khác với buồn tẻ (buồn vì sự tẻ nhạt, không gây được hứng thú), buồn teo (buồn vì cảm thấy vắng lặng hay buồn tênh (buồn vì cảm thấy như hụt hẫng), …. Tóm lại, với sắc thái nghĩ được chỉ ra, từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư hoàn toàn phù hợp với yêu cầu diễn tả tâm trạng buồn với vẻ ủ rũ của tác giả khi hồi tưởng lại thời dĩ vãng.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Từ Hán Việt "giả hiệu" mang sắc thái nghĩa là gì?

A. Chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa

B. Giả gọi

C. Hiệu lệnh được làm giả

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Tìm từ có sắc thái phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm: "Không thể thống kê chính xác số người ... trong nạn đói năm 1945."

A. Chết

B. Mất

C. Hi sinh

D. Từ biệt

Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "Bông hoa huệ trắng muốt."

A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng

D. Trắng nhợt, trắng bị phai màu

Câu 4: Sắc thái nghĩa của 2 câu sau có giống nhau không: 

- Mẹ đã về.

- Mẹ đã về!

A. Có

B. Không

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những từ Hán Việt in đậm mang sắc thái nghĩa gì cho đoạn trích dưới đây?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. 

(Theo Chuyện hay sử cũ)

Câu 2: Việc sử dụng các từ in đậm sau mang lại sắc thái gì cho lời văn?

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều

Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

 
 

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay