Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật. Thuộc chương trình Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành Quan sát quá trình biến thái ở động vật
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 23: Thực hành: Quan sát quá trình biến thái ở động vật

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức

BÀI 23. THỰC HÀNH: 

QUAN SÁT QUÁ TRÌNH BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tiến hành thí nghiệm

-  GV hướng dẫn HS cách làm và theo dõi thí nghiệm sau khi bố trí để hoàn thành được báo cáo thực hành, yêu cầu nhóm trưởng mỗi nhóm lập bảng phân công các công việc (gợi ý bên dưới).

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 5 HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo nhóm.

- GV có thể cho HS quan sát thêm video

+ Vòng đời của bướm:

 https://youtu.be/EaF5hqdC9c0?si=XVf_AgHXaPtjNAXA

+ Vòng đời của ếch:

https://youtu.be/uIBBNIVy6M8?si=TXhKTO08khtZ4EEg

Sản phẩm dự kiến:

Gợi ý bảng phân công nhiệm vụ

TT

Nội dung công việc

Người thực hiện

Thời gian hoàn thành

Sản phẩm dự kiến

1

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, mẫu vật

 

 

 

2

Thực hiện thí nghiệm quan sát quá trình biến thái ở bướm

 

 

 

3

Thực hiện thí nghiệm quan sát quá trình biến thái ở ếch

 

 

 

4

Tổng kết và viết báo cáo

 

 

 

Báo cáo thực hành

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

- Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm trưởng thành.

- Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành.

2. Kết quả và giải thích

Thí nghiệm

Cấu tạo

Hình thái

Kết luận

(Biến thái hoàn toàn/ không hoàn toàn)

Quan sát quá trình biến thái ở bướm

 

 

 

Quan sát quá trình biến thái ở ếch

 

 

 

3. Trả lời câu hỏi

a) Phát triển ở bướm và ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn vì ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác con trưởng thành.

b)

- Các giai đoạn phát triển của bướm thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi:

+ Sâu bướm có bộ hàm khoẻ để ăn lá cây, nhiều chân để bám vào lá cây và di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, ống tiêu hoá của sâu bướm có đầy đủ các enzyme tiêu hoá lá cây, kể cả cellulase.

+ Nhộng là giai đoạn chuyển đổi mạnh về cấu tạo bên trong cơ thể sâu bướm, là giai đoạn trung gian chuyển đổi sâu thành bướm. Vỏ nhộng bảo vệ sâu bướm tránh tác động của các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, kẻ săn mồi,...

+ Giai đoạn bướm trưởng thành là giai đoạn bướm thích nghi với môi trường sống, đôi cánh giúp bướm bay lượn; tìm kiếm thức ăn; tìm bạn tình thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.

- Các giai đoạn phát triển của ếch thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi:

+ Nòng nọc có cấu tạo và hình thái thích nghi với môi trường nước. Nòng nọc có đôi mang ngoài thực hiện chức năng trao đổi khí O2 và CO2 với nước. Đuôi hình mái chèo giúp nòng nọc bơi trong nước, giúp tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi.

+ Ếch có cấu tạo và hình thái thích nghi với môi trường trên cạn. Ếch có phổi và da ẩm ướt thực hiện chức năng trao đổi khí với không khí. Bốn chi (2 chi trước và 2 chi sau) giúp ếch di chuyển tìm kiếm thức ăn, tránh kẻ săn mồi. Lưỡi ếch có cấu tạo phù hợp với hoạt động bắt côn trùng.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Quá trình biến thái ở động vật là gì? 

A. Quá trình động vật thay đổi vị trí sinh sống

B. Quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ ấu trùng đến con trưởng thành

C. Quá trình động vật thay đổi màu sắc để thích nghi với môi trường

D. Quá trình phát triển trực tiếp không thay đổi hình thái

Câu 2: Biến thái hoàn toàn ở động vật thường có mấy giai đoạn? 

A. 2 giai đoạn

B. 3 giai đoạn

C. 4 giai đoạn

D. 5 giai đoạn

Câu 3: Ở loài nào sau đây, quá trình biến thái là không hoàn toàn? 

A. Bướm

B. Ếch

C. Chuồn chuồn

D. Muỗi

Câu 4: Trong quá trình biến thái hoàn toàn của côn trùng, giai đoạn nào thường tiêu tốn nhiều năng lượng để phát triển hình thái mới? 

A. Ấu trùng

B. Trứng

C. Nhộng

D. Con trưởng thành

Câu 5: Biến thái không hoàn toàn khác với biến thái hoàn toàn ở điểm nào? 

A. Không có giai đoạn nhộng, con non thường giống con trưởng thành về hình thái

B. Không có sự thay đổi về kích thước

C. Chỉ có một giai đoạn phát triển từ ấu trùng thành con trưởng thành

D. Có sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc và hình dạng

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1 - BCâu 2 - CCâu 3 - CCâu 4 - CCâu 5 - A

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trình bày và phân tích các giai đoạn trong quá trình biến thái hoàn toàn ở loài bướm. Qua đó, em hãy giải thích tại sao giai đoạn nhộng lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bướm.

Câu 2: So sánh sự khác biệt giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở động vật. Hãy lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại và phân tích lợi ích sinh học của quá trình biến thái đối với sự thích nghi và sinh tồn của các loài động vật này.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo

 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay