Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài Tổng kết chương VI
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Tổng kết chương VI. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
CHƯƠNG 6. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
TỔNG KẾT CHƯƠNG VI
(27 Câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Công dụng của điện trở:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
B. Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần
D. Đo điện năng tiêu thụ
Câu 2: Công dụng của cuộn cảm:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện
B. Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần
D. Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 3: Công dụng của tụ điện:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện
B. Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần
D. Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 4: Kí hiệu của điện trở quang là:
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Giá trị điện trở cho biết:
A. Mức độ cản trở dòng điện của điện trở
B. Khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó
C. Khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện
Câu 6: Đơn vị của tụ điện là:
A. Ω
B. F
C. H
D. J
Câu 7: Đơn vị của tụ điện là:
A. Ω
B. F
C. H
D. J
Câu 8. Công thức tính cảm kháng của cuộn cảm:
A.
B.
C.
D.
Câu 9. Công thức tính dung kháng của tụ điện:
A.
B.
C.
D.
Câu 10. Công dụng của mạch tích hợp IC
A. Cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định
B. Thực hiện các chức năng như khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch điện tử với hai trạng thái đóng và mở
C. Thực hiện chức năng như: khuếch đại, tạo dao động, bộ nhớ máy tính, vi xử lí
D. Hạn chế hoặc điêu chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 11: Đây là hình dạng của loại diode nào?
A. Diode thường
B. Diode chỉnh lưu
C. Diode ổn áp
D. Diode biến dung
Câu 12: Dòng điện định mức của diode là:
A. Trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn
B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn
C. Trị số dòng điện tối thiểu chạy qua diode
D. Trị số điện áp tối thiểu đặt lên hai cực của diode
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Điện trở dùng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
B. Tụ điện có tác dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
D. Điện áp định mức của tụ là trị số điện áp đặt vào hai cực tụ điện để nó hoạt động bình thường
Câu 2: Thông số kỹ thuật nào sau đây đặc trưng cho tụ điện?
A. Cảm kháng
B. Độ tự cảm
C. Điện dung
D. Điện cảm
Câu 3: Tụ điện có thể cho dòng điện:
A. Một chiều đi qua
B. Xoay chiều đi qua
C. Cả dòng xoay chiều và một chiều đi qua
D. Không cho dòng điện nào đi qua
Câu 4: Công dụng nào sau đây không phải của diode:
A. Cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định
B. Sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
C. Sử dụng để thực hiện các chức năng như khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch điện tử ở hai trạng thái đóng và mở
D. Sử dụng để ổn áp
Câu 5: IC tuyến tính và IC cao tần thuộc nhóm IC nào dưới đây?
A. IC số
B. IC tương tự
C. IC kết hợp tương tự và số
D. IC công suất
Câu 6: IC gồm các khối có khả năng xử lí và làm việc với các tín hiệu tương tự và tín hiệu số thuộc nhóm IC nào?
A. IC số
B. IC tương tự
C. IC kết hợp tương tự và số
D. IC công suất
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Transistor lưỡng cực có hai loại là NPN và PNP. Chiều mũi tên kí hiệu trên các transistor chỉ chiều dòng điện chạy qua transistor. Dựa vào chiều mũi tên trên kí hiệu, có thể phân biệt transistor bằng cách như sau
a. loại NPN: chiều mũi tên từ B đến E.
b. loại NPN: chiều mũi tên đi từ E đến B.
c. loại PNP: chiều mũi tên đi từ E đến B.
d. loại PNP: chiều mũi tên đi từ B đến C.
Trả lời:
a) Đ.
b) S.
c) Đ.
d) S.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài Tổng kết chương VI