Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối Bài 4: Đặc điểm và các nội dung liên quan trong một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử bộ sách Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm và các nội dung liên quan trong một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC HỆ THỐNG NHÚNG
BÀI 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN TRONG MỘT DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC HỆ THỐNG NHÚNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Mô tả được các đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
Liệt kê được các nội dung liên quan trong một dự án cụ thể thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về hệ thống nhúng.
Năng lực giải quyết vấn đề: Tìm hiểu và phân tích được các đặc điểm và nội dung liên quan trong các dự án nghiên cứu ứng dụng hệ thống nhúng.
Năng lực công nghệ: Trình bày được khái niệm cơ bản về hệ thống nhúng và mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng, liệt kê được các nội dung liên quan trong một dự án cụ thể thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK.
SGK, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Một số ứng dụng nổi bật của hệ thống nhúng trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu trong sgk:
Quan sát hình 4.1 và kể tên một số ứng dụng nổi bật của hệ thống nhúng trontg đời sống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và kể tên một số hệ thống nhúng.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời.
Gợi ý:
+ Hệ thống nghe - nhìn trong gia đình, ví dụ TV thông minh (smart TV) trong đó hệ thống nhúng cho phép TV kết nối với mạng internet, chạt trình duyệt web, phát các nội dung số từ ổ đĩa lên màn hình,…
+ Máy công nghiệp, ví dụ máy CNC trong gia công cơ khí trong đó hệ thống nhúng cho phép tạo ra các sản phẩm có hình dạng và kích thước chính xác theo các yêu cầu đa dạng của người dùng.
+ Tay cầm trò chơi điện tử, trong đó hệ thống nhúng cho phép cảm nhận các hành vi của người chơi cũng như phản hồi các đáp ứng của trò chơi đến người chơi một cách chân thực.
+ Đồ gia dụng thông minh, ví dụ máy giặt trong đó hệ thống nhúng cho phép tự động thiết lập các chương trình giặt, lượng bột giặt, lượng nước và nhiệt độ nước một cách tối ưu đối với mẻ quần áo mà người dùng đưa vào.
+ Xe ô tô, trong đó có hàng trăm hệ thống nhúng cho phép tự động nhận dạng làn đường, nhận dạng vật cản hay điều khiển hệ thống phun nhiên liệu, chống bó cứng phanh (ABS), điều hoà nhiệt độ,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Qua các câu trả lời vừa rồi có thể thấy được hầu hết các hệ thống nhúng hiện nay đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hầu hết các thiết bị xung quanh ta, đóng vai trò bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động của thiết bị. Vậy các hệ thống nhúng có những đặc điểm gì nổi bật? Bài học ngày hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời – Bài 4. Đặc điểm và các nội dung liên quan đến một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hệ thống nhúng.
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và ứng dụng hệ thống nhúng.
b. Nội dung: GV đưa ra các nhiệm vụ, yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm thức hiện nhiệm vụ đã được giao, từ đó hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm: HS hiểu và trình bày được các bước thực hiện dự án.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời hộp câu hỏi chức năng khám phá sgk trang 20. - GV đặt câu hỏi gợi ý giúp HS làm quen với khái niệm hệ thống nhúng: Từ Hình 4.2 SGK, các em thấy hệ thống nhúng trên robot tự hành có đặc điểm gì về hình dạng và chức năng? - GV đưa ra câu hỏi thêm: Theo em, hệ thống nhúng cần phải thực hiện các tính toán cụ thể nào trong quá trình hoạt động của robot tự hành? Máy tính truyền thống có thể thực hiện các có thể thực hiện được các tính toán này không? - GV tổng kết về khái niệm hệ thống nhúng. - GV nêu câu hỏi khắc sâu khái niệm cho HS: Có thể thấy cả hệ thống nhúng và máy tính truyền thống đều có chung nguyên lí hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa các phần cứng và phần mềm, vậy theo em sự khác nhau giữa chúng là gì? - GV yêu cầu HS đọc thêm mục thông tin bổ sung sgk trang 21 để biết thêm về ba hướng chính để thực hiện các hệ thống nhúng hiện nay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời câu hỏi khám phá: + Cảm biến siêu âm: dùng để xác định khoảng cách từ robot tới vật cản. + Cảm biến hồng ngoại: dùng để cảm nhận môi trường xung quanh như phát hiện vật cản, vạch kẻ đường,… + Hệ thống nhúng: trên cơ sở thông tin thu thập được từ các cảm biến, tính toán và ra quyết định điều khiển hoạt động của robot. + Khối nguồn: cung cấp điện năng cho các cảm biến, tính toán và ra quyết định điều khiển hoạt động của robot. + Khối nguồn: cung cấp điện năng cho các cảm biến và hệ thống nhúng. * Trả lời câu hỏi gợi ý + Đặc điểm về hình dạng: bo mạch điện tử bao gồm các vi mạch tích hợp (IC) gắn trên bảng mạch in (PCB) + Đặc điểm về chức năng: Đảm nhận các nhiệm vụ xử lí thông tin đầu vào từ các cảm biến, từ đó tính toán để đưa ra những quyết định điều khiển robot hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người. * Trả lời câu hỏi thêm Các tính toán mà hệ thống nhúng cần thực hiện là: Xác định vị trí của robot cũng như vật cản xung quanh, từ đó xác định lệnh điều khiển tối ưu nhất cho các cơ cấu chấp hành ( ví dụ: động cơ) để điều khiển robot di chuyển theo quỹ đạo và vận tốc được lập trình từ trước bằng phần mềm. Các tính toán này hoàn toàn có thể thực hiện được trên hệ thống phần cứng và phần mềm của máy tính truyền thống. * Đáp án câu hỏi khắc sâu kiến thức: + Máy tính truyền thống được dùng cho nhiều mục đích nên yêu cầu năng lực tính toán lớn, khả năng xử lí và huển thị nhiều loại thông tin một cách rõ ràng, + Máy tính nhúng được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt nào đó theo thời gian, ít có sự can thiệp của con người nên phần cứng và phần mềm được tối giản hoá chỉ cho nhiệm vụ đó. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
- Hệ thống nhúng là một hệ thống tích hợp phần cứng và phần mềm được thiết kế cho mục đích tính toán và điều khiển cụ thể. - Chúng thường được gắn (nhúng) bên trong hệ thống lớn để thực hiện một chức năng nhất định mà không cần hoặc ít cơ sự can thiệp của con người.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
b. Nội dung: GV đưa ra các nhiệm vụ, yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm thức hiện nhiệm vụ đã được giao, từ đó hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm: Đặc điểm dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS ôn lại khái niệm và một số đặc điểm của dự án nghiên cứu nói chung đã được học từ lớp 11: Em hãy cho biết sự án nghiên cứu là gì và có đặc điểm gì nổi bật? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm riêng của các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống nhúng thông qua câu hỏi tìm hiểu kiến thức: Theo các em, để ứng dụng hệ thống nhúng trong thiết bị phun xăng điện tử cần phải đáp ứng yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi tìm hiểu phạm vi nghiên cứu: Để ứng dụng được hệ thống nhúng trong thiết bị phun xăng điện tử đội ngũ thực hiện dự án cần tiến hành nghiên cứu trong những lĩnh vực gì? - GV đặt câu hỏi thêm cho HS: Theo các em, làm thế nào để hệ thống nhúng đảm bảo các yêu cầu khắt khe về độ tin cậy và đáp ứng thời gian thực? - GV giải thích thêm về tích hợp phần cứng- phần mềm ở khâu thiết kế bằng cách sử dụng hình 4.1 đính dưới HĐ2. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi trong hộp chức năng kết nối năng lực (Trang 22 SGK) để tìm hiểu về một dự án nghiên cứu ứng dụng hệ thống nhúng để tự động tưới nước cho cây dưa lưới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: Đáp án: Dự án nghiên cứu là các dự án của cá nhân hoặc một nhóm về chủ đề khoa học, kĩ thuật nhằm tìm kiếm các tri thức mới, hoặc ạo ra các ứng dụng mới trong thực tiễn. Đặc điểm: + Mục tiêu phải cụ thể. + Có tính sáng tạo và duy nhất, kết quả luôn mới, trước đây chưa từng có. + Vòng đời của dự án nghiên cứu có hạn. + Môi trường dự án nghiên cứu phức tạp, có sự tham gia của nhiều cá nhận và đơn vị, nhiều ngành, chuyên môn khác nhau. * Đáp án câu hỏi tìm hiểu kiến thức: + Yêu cầu về xử lí thời gian thực: hệ thống cần phải tính toán và điều khiển được lượng xăng phun vào buồng đốt liên tục trong suốt thời gian hoạt động của động cơ. + Yêu cầu về độ tin cậy: hệ thống cần phải hoạt động tốt suốt vòng đời của động cơ mà không cần hoặc it có sự can thiệp của con người. + Yêu cầu về tính đặc thù: Cấu trúc của hệ thống cần được tối ưu cho mục đích ứng dụng duy nhất ( điều khiển phun xăng ) qua đó giúp tăng độ tin cậy và giảm giá thành, đồng thời phải đảm bảo hoạt động trong điều kiện đặc thù của động cơ. * Đáp án câu hỏi phạm vi nghiên cứu: Ngoài nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống nhúng, đội ngũ thực hiện dự cán còn thực hiện về các lĩnh vực: + Động cơ đốt trong: thiết kế được quy trình phun nhiên liệu tối ưu cho từng loại động cơ khác nhau. + Thiết kế cơ khí: chế tạo và tích hợp được hệ thống nhúng vào trong động cơ một cách phù hợp. * Đáp án câu hỏi thêm: Hệ thống nhúng là một chỉnh thể thống nhất giữa phần cứng và phần mềm, do đó cần tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt về tích hợp phần cứng với phần mềm, từ khâu thiết kế, thực thi cho đến kiểm thử. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
- Tính phức tạp. - Tính đặc thù. - Phạm vi nghiên cứu rộng, có tính liên ngành. - Tích hợp phần cứng - phần mềm chặt chẽ. |
------------------------------
-------------- Còn tiếp --------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức