Giáo án và PPT KHTN 7 cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 16: Từ trường Trái Đất. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 - Vật lí cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 7 cánh diều
BÀI 16: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU VỀ MÔ TẢ TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mô tả từ trường Trái đất
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.1 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả từ trường của Trái đất
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Dựa vào Hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) có trùng nhau không?
Sản phẩm dự kiến:
- Mô tả từ trường của Trái đất:
+ Trái đất quay quanh trục xuyên tâm, trục này là đường thẳng nối giữa hai cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái đất
+ Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái đất có từ trường, giống như một thanh nam châm
- Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.
II. LA BÀN
Hoạt động 2: Tìm hiểu về la bàn
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.2 – La bàn SGK tr.84 và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của la bàn.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.3 và trả lời câu hỏi:
+ Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A.
+ Ở Hình 16.3, B là vị trí của ngôi nhà. Hãy xác định hướng địa lí từ tâm la bàn đến B.
- GV yêu cầu HS thực hành: Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trưởng của em.
Sản phẩm dự kiến:
1. Cấu tạo la bàn
- Cấu tạo của la bàn gồm:
+ Kim nam châm quay tự do trên trục quay
+ Mặt chia độ được chia thành 360° có ghi bốn hướng: bắc kí hiệu N, đông kí hiệu E, nam kí hiệu S, tây kí hiệu W. Mặt hình tròn được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.
+ Vỏ kính loại kèm mặt kính nắp
2. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí
- Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A:
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang
+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm
+ Đọc chỉ số của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến điểm A.
+ Hướng từ tâm la bàn đến điểm A trùng với vạch 90° (hướng chính đông) => Hướng cần xác định là hướng chính đông
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường Trái Đất?
A. Do Trái Đất có từ trường nên kim nam châm khi đặt tự do sẽ định hướng Nam – Bắc.
B. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất gần cực Nam địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất gần cực Bắc địa lý.
C. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
D. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất là cực Bắc địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất là cực Nam địa lý.
Câu 2: Bộ phận nào trong cấu tạo của la bàn có tác dụng chỉ phương hướng?
A. Kim nam châm.
B. Một cuộn dây.
C. Mặt chia độ có ghi phương hướng.
D. Thanh nam châm thẳng.
Câu 3: Mặt chia độ của la bàn được chia thành:
A. 90°.
B. 180°.
C. 360°.
D. 100°.
Câu 4: Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?
A. Vì xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Vì Trái Đất như một nam châm, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.
C. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó.
D. Vì Trái Đất tự quanh quanh Mặt Trời.
Câu 5: Theo quy ước, cực từ Bắc của Trái đất ở gần:
A. Cực Nam của Trái đất.
B. Cực Tây của Trái đất.
C. Cực Bắc của Trái đất.
D. Cực Đông của Trái đất.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - A | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tại sao khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
Câu 2: Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ. Hình 16.1 là hình ảnh của một kim nam châm được đặt trong từ trường Trái Đất. Hãy:
a) Xác định cực từ bắc và cực từ nam của thanh nam châm trong hình 16.1. Giải thích cách xác định. Có nhận xét gì về tên cực của thanh nam châm Trái Đất và tên cực từ Trái Đất được quy định (ghi trong hình vẽ).
b) Vẽ chiều của đường sức từ đi qua điểm A và B.
c) Tại mỗi vị trí A và B đặt một kim nam châm. Hãy cho biết lực từ tác dụng lên kim nam châm nào mạnh hơn. Vì sao?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 7 cánh diều
VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo
VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Soạn giáo án Vật lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức
VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
Soạn giáo án Vật lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 cánh diều