Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập vật lí 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ (10 tiết)

BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÍ HỌC

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sự sơ lược ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.
  • Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.
  • Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của Vật lí cổ điển.
  • Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại.
  • Liệt kê được một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về sự phát triển của vật lí hiện học.
  • Năng lực riêng:
  • Nắm được vật lí cổ điển trở thành ngành khoa học riêng khi sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm phát hiện ra các quy luật, các định luật vật lí.
  • Nắm được vật lí cổ điển bao gồm những nhánh nghiên cứu được hình thành, phát triển và hoàn thiện trước thế kỉ XX.
  • Nắm được các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí học hiện đại và ứng dụng các thành tựu của vật lí để tạo ra các công nghệ và phương tiện kĩ thuật mới phục vụ con người.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các đoạn video về thí nghiệm vật lí hoặc các hiện tượng vật lí thú vị, các phát minh, sáng chế lấy trên internet.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip về sáng chế dựa trên thực nghiệm; HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phát minh, sáng chế dựa trên thực nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát video clip làm máy phát điện xoay chiều bằng sức gió.

(27) stem vật lí - làm máy phát điện xoay chiều chạy bằng sức gió version 2 - YouTube

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể một câu chuyện về một phát minh, sáng chế dựa trên thực nghiệm.

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Vật lí học, cũng như các khoa học khác được hình thành và phát triển từ những điều chua biết đến những điều đã biết, từ hiểu biết chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện về thế giới xung quanh đến hiểu biết đầy đủ hơn và hoàn chỉnh hơn về thế giới xung quanh. Vậy vật lí học được hình thành và phát triển như thế nào? Học chuyên đề này, các em sẽ sẽ tìm hiểu các quá trình phát triển của vật lí thực nghiệm, học cách suy nghĩ như một nhà vật lí, biết các thành tựu của vật lí  thực nghiệm cũng như các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí thực nghiệm. Chúng ta cùng vào Bài 1: Sơ lược về sự phát triển của vật lí học.

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của vật lí thực nghiệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sự ra đời, phát triển và vai trò của vật lí thực nghiệm đối với sự phát triển của vật lí học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm, nghiên cứu thông tin, Hình 1.1, 1.2 tr.6, 7 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS ghi được vào vở sự ra đời, phát triển và vai trò của vật lí thực nghiệm đối với sự phát triển của vật lí học.

- HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu thế giới tự nhiên?

- GV tổ chức cho HS thí nghiệm đơn giản: Thả một cục tẩy và một tờ giấy đồng thời từ ngang tầm mắt đến sàn nhà.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vật nào rơi xuống sàn nhà trước?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bằng quan sát, Aristotle cho rằng Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Theo em, Aristotle có đúng không? Em hãy kể về sự kiện và những nhà khoa học chứng minh Aristotle đã sai lầm.

- GV dẫn dắt: Sự ra đời của vật lí học với tư cách là một khoa học độc lập gắn với tên tuổi của một số nhà khoa học tên tuổi như Galilei, Newton là một cuộc cách mạng về tư duy vào thời điểm bây giờ.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 tr.7 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của vật lí thực nghiệm đối với sự phát triển của Vật lí học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm thí nghiệm, nghiên cứu thông tin, Hình 1.1, 1.2 tr.6, 7 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi về sự ra đời, phát triển và vai trò của vật lí thực nghiệm đối với sự phát triển của vật lí học.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời của vật lí thực nghiệm

- Các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại tìm cách xây dựng khoa học tổng quát về thế giới từ cảm nhận bằng mắt, những dữ kiện đơn lẻ, cụ thể để khái quát tính chất chung của thế giới tự nhiên. Aristotle là người đầu tiên xây dựng hệ thống tri thức dựa vào các thí nghiệm, lập ra các quy tắc suy luận, các phương pháp nghiên cứu.

- Aristotle không đúng. Sự kiện và những nhà khoa học chứng minh Aristotle đã sai lầm: Galilei đã làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa và đưa ra kết luận không có sức cản của không khí (hoặc sức cản rất nhỏ so với khối lượng của vật) thì các vật rơi như nhau.

- Vai trò của vật lí thực nghiệm đối với sự phát triển của Vật lí học trên các lĩnh vực: Các nhà khoa học đã sáng tạo ra phương pháp thực nghiệm tìm cách chứng minh và tìm tòi, thực hiện nhiều thí nghiệm để chứng minh vấn đề.

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, kể tên và ý nghĩa của một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS phát biểu một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày một số thành tựu khác của vật lí thực nghiệm.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Bằng việc sử dụng các phương pháp thực nghiệm để phát hiện ra các quy luật, các định luật vật lí. Vật lí đã trở thành ngành khoa học riêng.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục I.2, quan sát Hình 1.3-1.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc sáng chế ra máy phát điện và động cơ điện có tác động như thế nào đến sản xuất?

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy kể ra một số thành tựu khác của vật lí thực nghiệm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh về một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày một số thành tựu khác của vật lí thực nghiệm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm

- Một số thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm:

+ Newton phát hiện các định luật cơ bản của cơ học về sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng và lực, định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Huygens và Leibniz tìm ra định luật bảo toàn động lượng.

+ Sáng chế ra máy hơi nước mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

+ Chế tạo ra pin, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu định lượng về tác dụng và bản chất của dòng điện.

+ Năm 1831, Faraday tìm ra định luật cảm ứng điện từ, là cơ sở sáng chế ra máy phát điện và động cơ điện, mở đầu cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

- Galilie chế tạo ra kính thiên văn quang học mở đầu cho thiên văn học khám phá vũ trụ.

- Cuối thế kỉ XIX, Popov phát minh ra phương pháp truyền sóng vô tuyến, xây dựng cơ sở ngành vô tuyến điện.

- Nửa sau thế kỉ XIX, nhiệt học giúp hoàn thiện động cơ đốt trong.

 

 

Hoạt động 3: Lập kế hoạch tìm hiểu vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lí học và sự ra đời của vật lí hiện đại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch và tìm hiểu về vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lí học và sự ra đời của vật lí hiện đại.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận, phân công nhiệm vụ và thảo luận về những vấn đề:

- Một số ảnh hưởng của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lí học.

- Tìm hiểu một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển và vẽ sơ đồ tư duy mô tả các nhánh nghiên cứu của cơ học cổ điển.

- Sự ra đời của vật lí hiện đại và một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và giao cho các nhóm nhiệm vụ: Tìm hiểu vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.

- GV hướng dẫn cho HS các vấn đề cần tìm hiểu:

+ Một số ảnh hưởng của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lí học.

+ Tìm hiểu một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển và vẽ sơ đồ tư duy mô tả các nhánh nghiên cứu của cơ học cổ điển.

+ Sự ra đời của vật lí hiện đại và một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

- GV lưu ý HS: HS nghiên cứu Sách chuyên đề và tìm hiểu các tài liệu trên internet .

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để tìm hiểu vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS thảo luận, phân công nhiệm vụ nghiên cứu và chuẩn bị cho tiết 2.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Lập kế hoạch tìm hiểu vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lí học và sự ra đời của vật lí hiện đại

HS thảo luận, phân công nhiệm vụ nghiên cứu và chuẩn bị cho tiết 2.

 

Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối, giáo án vật lí chuyên đề 10 sách KNTT

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay