Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word công dân 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó,

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

  1. 2. Năng lực

- Năng lực giáo dục công dân:

+ Điều chính hành vi

  • Đánh giá được hành vi đúng sai của mình và của người khác trong việc bảo vệ di sản văn hóa; nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.
  • Biết phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

  • Biết thu thập thông tin, tìm hiểu và nêu được thể nào là di sản văn hoá, một số loại di sản văn hoá của Việt Nam, giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
  • Biết thu thập, tu hiểu một số biểu hiện thực hiện đóm pháp luật và các biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa ở địa pluron và ở nơi khác trong nước.
  • Lựa chọn, đề xuất và tham gia giải quyết được một số trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi ở trường, lớp và trong cộng đồng.

- Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết quan sát hình ảnh và ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận để làm rõ khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nhận xét, đánh giá các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; đề xuất được cách giải quyết, đó là những trường hợp vi phạm
  1. 3. Phẩm chất

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu di sản văn hoá của đất nước, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá.

- Trách nhiệm: Tôn trọng pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A4, giấy A3, bút viết bảng, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu huy động được vốn hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm của mình để kể tên được những di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới.
  3. Nội dung:
  4. Sản phẩm học tập:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và kể về những di sản văn hoá mà các em quan sát thâý.

https://www.youtube.com/watch?v=zPNwxreBE0Y

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử quan sát video và kể tên các di sản văn hoá.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV liệt kê những di sản văn hoá mà HS nêu đúng, loại bỏ những cái tên mà HS nếu chưa đúng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu “Thế nào là di sản văn hoá?”

  1. Mục tiêu: HS biết quan sát hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận để làm rõ khái niệm di sản văn hoá.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 6 nhóm) và giao nhiệm vụ cho HS. Quan sát 6 hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 9, 10.
  3. a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.
  4. b) Theo em, di sản văn hoá là gì?
  5. Sản phẩm học tập: khái niệm di sản văn hoá
  6. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng các hình ảnh như trong SGK hoặc các ảnh tương tự nhưng gắn với di sản văn hoá ở địa phương để thay thế.

- GV sử dụng phương pháp làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK trang 9, 10.

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Cá nhân: Quan sát 6 hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 9, 10.

+ Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn:

a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.

b) Theo em, di sản văn hoá là gì?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát từng hình ảnh, ghi nội dung làm việc cá nhân theo các nhiệm vụ được giao vào giấy nháp/giấy A4. Trao đổi thảo luận nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Ghi câu trả lời thống nhất của nhóm vào bảng nhóm hoặc giấy A3.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS treo bảng kết quả thảo luận nhóm; cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của các nhóm khác đưa ra.

(A) Tên của các di sản văn hoá:

+ Ảnh 1: Chùa Một Cột ở Hà Nội; Ảnh 2: Chùa Cầu ở Hội An; Ảnh 3: Khu di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam; Ảnh 4: Đờn ca tài tử Nam Bộ; Ảnh 5: Hát Then (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại); Ảnh 6: Hát Bài Chòi ở Quảng Nam.

(b) Đặc điểm chung của các hình ảnh trên:

+ Là những sản phẩm tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của dân tộc.

+ Là những di sản văn hoá có lịch sử dài lâu, được duy trì, bảo vệ và tồn tại qua nhiều thế hệ.

+ Nói lên nền văn hoá của dân tộc qua những mốc thời gian khác nhau.

- GV cũng có thể cho HS kể thêm một số di sản văn hoá khác trong cả nước hoặc ở địa phương mà các em biết.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt kiến thức: Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

1. Di sản văn hoá là gì?

- Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

 

Hoạt động 2: Phân loại di sản văn hoá

  1. Mục tiêu: HS biết thu thập thông tin và thảo luận để nêu được hai loại di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; trình bày được những hiểu biết ban đầu về hai loại di sản văn hoá này.
  2. Nội dung: Đọc 5 sự kiện trong SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: hai loại di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Cá nhân: Đọc 5 sự kiện ứng với 5 di sản văn hoá thế giới của Việt Nam trong SGK trang 10 kết hợp quan sát tranh dưới đây:

+ Trao đổi, thảo luận nhóm (nhóm hs) theo kĩ thuật khăn trải bàn hai câu hỏi trong SGK trang 10.

a) Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các di sản văn hoá trong các sự kiện trên

b) Theo em, di sản văn hoá có thể được chia thành những loại nào? Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về các loại di sản văn hóa đó.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc 5 thông tin sự kiện, ghi nội dung làm việc cá nhân theo các nhiệm vụ được giao vào giấy nháp giấy A4.

- HS trao đổi, thảo luận nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bản). Ghi câu trả lời thống nhất của nhóm vào bảng nhóm/ giấy A3.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS treo bảng kết quả thảo luận nhóm; cử đại diện giới thiệu sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của các nhóm khác.

(1) HS chỉ ra được sự khác biệt giữa 5 di sản văn hoá:

+ Các di sản văn hoá 1, 2 là các di sản được thể hiện bằng vật chất, nhìn thấy được ở một địa điểm cụ thể, gắn với một địa phương cụ thể.

+ Các di sản văn hoá 3, 4, 5 không thể hiện bằng vật chất, mà được nghe thấy bằng âm thanh như. Lời ca tiếng hát, bản nhạc, tiếng đàn, tiếng chiêng trống; có giá trị tinh thần, được lưu truyền tử thế hệ này sang thế hệ khác.

(2) HS nêu được di sản văn hoá được chia thành hai loại: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần, gắn với đời sống văn hoá của dân tộc qua các thời đại khác nhau.

- HS trong lớp quan sát lăng nghe kết quả trình bảy của các nhóm, nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có) cho các nhóm khác.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của HS, GV nhận xét và chốt kiến thức theo SGK trang 11.

2. Phân loại di sản văn hoá

- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Hoạt động 3: Quan sát hình ảnh, nhận biết các loại di sản văn hoá

  1. Mục tiêu: HS biết đọc, nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ để thảo luận và trình bày để phân biệt được 4 di sản văn hoá qua 4 hình ảnh; làm rõ hình ảnh nào là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  2. Nội dung: Quan sát hình ảnh, nhận biết các loại di sản văn hoá
  3. Sản phẩm học tập: phân biệt được 4 di sản văn hoá: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu lên màn hình các hình ảnh di sản văn hoá trong SGK hoặc các hình ảnh sưu tầm khác.

- GV nêu nhiệm vụ cho HS:

+ Cá nhân: Đọc các thông tin và quan sát 4 hình ảnh ở SGK trang 11.

+ Thảo luận theo nhóm cặp đôi, nêu được di sản nào là di tích lịch sử; danh lam thắng cảnh; di vật, bảo vật quốc gia; di sản văn hoá phi vật thể. Giải thích vì sao.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát từng hình ảnh, ghi nội dung làm việc cá nhân theo các nhiệm vụ được giao vào giấy nháp. Trao đổi với bạn cặp đôi. Ghi câu trả lời thống nhất vào giấy A4.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm cặp đôi trình bày kết quả thảo luận theo câu hỏi đã giao và trả lời các câu hỏi của các nhóm khác.

– Sau khi đại diện các nhóm cặp đôi trình bày, lớp góp ý, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt câu trả lời trên bảng (GV chiếu bảng câu trả lời).

+ Hình ảnh 1: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di thủ lịch sử – văn hoá, vì đây là công trình có giá trị lịch sử – văn hoá to lớn đối với đất nước, là nơi thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

+ Hình ảnh 2: Trống đồng Ngọc Lũ là cổ vật quốc gia, vì đây là hiện vật quý của đất nước, được lưu truyền lại từ 2 500 năm trước đây, có giá trị đặc biệt quý hiểm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

+ Hình ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, vì đây là cảnh quan thiên nhiên kì thú, có từ hàng triệu năm trước đây.

+ Hình ảnh 4: Không gian Văn hoá Công chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hoả phi vật thể, vì đây là sản phẩm tinh thần, không gian văn hoá gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, có giá trị lịch sử, văn hoá, thể hiện bản sắc của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức trình diễn.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

  1. Mục tiêu: HS biết tìm hiểu thông tin và sử dụng ngôn ngữ để thảo luận, trình bày và giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
  2. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững” Và trả lời hai câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững” Và trả lời hai câu hỏi:

a) Thông tin trên cho thấy di sản văn hoà có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

b) Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hoá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và làm việc theo nhóm đôi, tìm ra ý nghĩa của di sản văn hoá đối với việc giáo dục lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,... ghi kết quả làm việc chung của nhóm đôi vào giấy A4.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

− GV mời một số đại diện nhóm đôi trình bày kết quả làm việc. Lớp lăng nghe, ghi chép, góp ý (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận theo SGK.

- GV kết luận, tổng hợp nội dung kiến thức chính trong bài học:

 

3. Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

- Di sản văn hoá là tài sản, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là niềm tự hào, làm cơ sở cho thể hệ sau phát huy và phát triển. Di sản văn hoá góp phẩn phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hoá nhân loại.

- Di sản văn hoá có ý nghĩa đối với mỗi người, làm cho mỗi người có thêm tình yêu đối với Tổ quốc. Di sản văn hoá góp phần làm cho xã hội phát triển lành mạnh, văn minh.

 

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

  1. Mục tiêu: HS biết quan sát hình ảnh tìm hiểu thông tin và sử dụng ngôn ngữ để thảo luận, trình bày được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
  2. Nội dung: GV chiếu lên màn hình các hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 13, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
  3. a) Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành vi của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên.
  4. b) Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
  5. Sản phẩm học tập: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá
  6. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu lên màn hình các hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 13. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm 4 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Cá nhân đọc thông tin Luật Di sản văn hoa trong SGK trang 12, 13; quan sát hình ảnh 5 di sản văn hoá trong SGK trang 13.

+ Thảo luận nhóm theo hai câu hỏi SGK trang 14:

a) Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành vi của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên.

b) Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát từng hình ảnh, ghi nội dung làm việc cá nhân theo các nhiệm vụ được giao vào giấy nháp/giây A4. Trao đổi thảo luận nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Ghi câu trả lời thông nhất của nhóm vào bảng nhóm hoặc giấy A3

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận theo câu hỏi đã giao và trả lời các câu hỏi của các nhóm khác.

a) Việc làm, hành vi của các tổ chức, cá nhân trong từng hình ảnh

·        Hình 1: Thanh niên chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ - di tích lịch sử là việc làm bảo vệ di sản văn hoá.

·        Hình 2: Hát dân ca là việc làm bảo vệ, tôn trọng và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

·        Hình 3: Người thanh niên sở đầu rùa ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám là hành vi không tôn trọng di sản văn hoá, vi phạm quy định của pháp luật.

·        Hình 4: Các cá nhân, tổ chức để rác thải bên bờ vịnh Hạ Long làm ô nhiễm môi trường di tích lịch sử văn hoá - Danh lam thắng cảnh.

·        Hình 5: Viết chữ lên cột mốc Fanipan là hành vi xâm phạm di tích lịch sử – di sản văn hoá, trái quy định của pháp luật.

b) HS cần thể hiện thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. Cần trực tiếp ngăn chặn hoặc kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn hành vi vi phạm.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Sau khi đại diện các nhóm đội trình bày, lớp góp ý, bổ sung, GV nhận xét và chốt câu trả lời trên bảng (GV chiều bảng câu trả lời).

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá; hoặc thấy di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Chuyển giao di sản văn hoá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

– HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.

– HS biết nhận xét, đánh giá các hành vi đúng, sai trong bảo vệ di sản văn hoá, không đồng tình, có thái độ phê phán các hành vi xâm phạm di sản văn hoá; có việc làm, hành vi bảo vệ di sản văn hoa phù hợp với lứa tuổi.

  1. Nội dung: Làm các bài tập 1,2,3,4,5 phần Luyện tập
  2. Sản phẩm học tập: đáp án các bài tập phần Luyện tập.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu bài tập và giao nhiệm vụ cho HS

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên HS:………………………………………………… Lớp:…………..

Bài 1: Theo em, những giá trị văn hoá nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hoá? (Đánh dấu x vào ô em lựa chọn)

Tên giá trị văn hoá

Được công nhận là di sản văn hoá

A. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Húe)

 

B. Hội Gióng đền Phù Đổng và đến Sóc (Hà Nội)

 

C. Công trình thuỷ điện Yaly (Gia Lai)

 

D. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)

 

Bài 2: Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An (Ninh Binh), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiểu (Nguyễn Du): Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam); Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ); Lễ hội Ada Koonh (Mùng lúa mới) của người Pa Kỳ.

En hay phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:

Di tích lịch sử - văn hoá

Danh lam thắng cảnh

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hoá phi vật thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Baì 3: Xử lí tình huống

Tình huống

Cách xử lí

Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân a) Không Trào, trên nhiều công trình bị du khách | việc làm tr viết, vẽ,... gây mất mĩ quan. Trên một số lên hiện vật cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ văn hoá d hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?

b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?

 

 

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS lên trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên HS:………………………………………………… Lớp:…………..

Bài 1: Theo em, những giá trị văn hoá nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hoá? (Đánh dấu x vào ô em lựa chọn)

Tên giá trị văn hoá

Được công nhận là di sản văn hoá

A. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Húe)

x

B. Hội Gióng đền Phù Đổng và đến Sóc (Hà Nội)

x

C. Công trình thuỷ điện Yaly (Gia Lai)

 

D. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)

 

Bài 2: Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An (Ninh Binh), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiểu (Nguyễn Du): Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam); Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ); Lễ hội Ada Koonh (Mùng lúa mới) của người Pa Kỳ.

En hay phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:

Di tích lịch sử - văn hoá

Danh lam thắng cảnh

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hoá phi vật thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Baì 3: Xử lí tình huống

Tình huống

Cách xử lí

Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân a) Không Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mĩ quan. Trên một số lên hiện vật cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ văn hoá d hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?

b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?

a) Không đồng ý với những việc làm trên, vì đã viết, vẽ lên hiện vật ở Khu Di tích Tân Tân Trào – Một Di tích lịch sử chi văn hoá đặc biệt cấp Quốc gia. Đây là các hành vi của những người thiếu ý thức tôn hi ở trọng, bảo vệ di sản văn hoá, khu xâm phạm di sản văn hoá.

b) Nếu gặp những người đang viết, viết, vẽ như vậy, em sẽ nói họ dừng ngay hành vi này lại và giải thích là họ nên tôn trọng Di tích lịch sử - văn hoá, hành vi của họ là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vì đã xâm phạm di sản văn hoá.

Bài 4. Giả sử trong quá trình đảo móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đầu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………….

Bài 5. Em hãy kể tên một số di sản văn hoá ở địa phương. Em đã làm gì để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá đó?

………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………….

- GV mời 2 – 3 cặp HS trình bày từng bài tập 1, 2 trong phiếu, những cặp HS khác đối chiếu với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.

- GV mời 2 cặp HS ghi kết quả bài tập 3 lên bảng, để HS trao đổi, thống nhất về nội dung xử lí tình huống.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Lập được một kế hoạch chăm sóc di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
  3. Nội dung:
  4. Sản phẩm học tập:

- Bản kế hoạch; sổ ghi chép của nhóm; tiến trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả của các thành viên; tập san.

- Kế hoạch chăm sóc một khu di tích lịch sử – văn hoả hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS:

Nhiệm vụ 1:

- GV hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về các di sản văn hoá thế giới ở Việt Nam để xây dựng thành tập sau trung bày tại lớp.

- HS lập kế hoạch thiết kế tập san (thực hiện trên lớp) và thực hiện theo kể hoạch (thực hiện ở nhà) với các công việc cụ thể như sau:

+ Lập kế hoạch: tạo nhóm, thống nhất ý tưởng (tên tập san, hình thức và bổ cục trình bày), liệt kê các công việc cần làm (sưu tâm tư liệu, hình ảnh,...); phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thời gian hoàn thành.

+ Thực hiện: Thiết kế tập san (chú ý đến các tiêu chí: hình thức, nội dung, sự sáng tạo,...).

Nhiệm vụ 2:

− GV hướng dẫn HS lập kế hoạch chăm sóc một di tích lịch sử – văn hoá hoặc danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương (xã/phường/thị trấn, huyện/thị xã/thành phố; tỉnh/thành phố).

– HS có thể lập kế hoạch trên lớp hoặc ở nhà và thực hiện theo kế hoạch (thực hiện ngoài lớp học) với các công việc cụ thể như sau:

+ Lập kế hoạch: tạo nhóm, thống nhất kế hoạch (tên kế hoạch; nội dung kế hoạch; thời gian thực hiện; phân công thành viên thực hiện; thời gian hoàn thành).

+ HS thực hiện theo kế hoạch đã lập.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo kế hoạch đã lập, GV theo dõi, động viên, hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS ghi cụ thể nhật kí thực hiện kế hoạch; những đề nghị hỗ trợ (nếu cần). Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện vào một thời điểm thích hợp do GV sắp xếp.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS lên trình bày sản phẩm.

- HS chia sẻ kết quả về quá trình thực hiện kế hoạch với các bạn trong lớp.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh tổ chức cho HS bình chọn ra khoảng 3 – 5 tập san hay nhất về nội dung, hình thức, chủ đề di sản văn hoá thế giới ở Việt Nam và trao phần thưởng cho những tập sau này.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương sản phẩm tốt của HS, nhằm phổ biến toàn trường, quảng bá sản phẩm tốt của HS.

- GV kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà

- HS ôn lại kiến thức đã học 2

- Hoàn thành bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

 

Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công dân 7 kì 1 cánh diều

=>

Từ khóa: giáo án công dân 7 cánh diều mới, giáo án công dân 7 cánh diều , giáo án công dân 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều công dân 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay