Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn công dân lớp 7 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
  • Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
  • Nêu được quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
  • Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
  • Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi, để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Giấy A0, tranh, ảnh, video clip thể hiện nội dung về bảo tồn di sản văn hóa.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung: HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, kể tên những di sản văn hóa ở Việt Nam.
  3. Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi tích cực và kể tên được những di sản văn hóa ở Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn.

- GV chia HS thành các đội và hướng dẫn HS luật chơi: Kể tên một số di sản văn hóa của Việt Nam trong thời gian 3 phút. Đội nào kể tên được nhiều di sản văn hóa hơn sẽ giành chiến thắng.

- GV triển khai, yêu cầu tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV quan sát HS chơi trò chơi tích cực và quan sát HS kể tên được những di sản văn hóa ở Việt Nam: Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế,....

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin SGK tr.27 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày được cảm nhận của mình về di sản văn hóa đờn ca tài tử Nam Bộ và kể tên được một số di sản văn hóa khác.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng đoạn thông tin SGK tr.27.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ?

+ Ngoài đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết di sản văn hóa nào khác của nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.27 và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

+ Cảm nhận về Đờn ca tài tử Nam Bộ:  Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất. Em cảm nhận được một một sức sống bền lâu, lan tỏa khắp các miền quê, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương Nam.

+ Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, còn có những di sản văn hóa khác như: Vịnh Hạ Long, quần thể danh thắng Tràng An, quần thể Di tích Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, hát Xoan Phú Thọ, dân ca Quan họ Bắc Ninh,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tên một số di sản văn hóa Việt Nam và trình bày được nọi dung của di sản văn hóa đó.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình ảnh SGK tr.28 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được tên một số di sản văn hóa của Việt Nam (Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng, chùa cầu Hội An, dân ca quan họ Bắc Ninh, cồng chiêng Tây Nguyên) và trình bày được sự hiểu biết của mình về các di sản văn hóa đó.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, quan sát về 1 hình (Hình 1-4 SGK tr.28) và thực hiện  nhiệm vụ: Em hãy nêu tên các di sản văn hóa tương ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh 1-4 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS nêu tên một số di sản văn hóa của Việt Nam và trình bày sự hiểu biết của mình về các di sản văn hóa đó.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Các di sản văn hóa trong Hình 1-4 và thông tin về các di sản đó:

+ Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng:

* Cổng Ngọ Môn:

·        Là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế và là bộ mặt của Hoàng thành và vương triều phong kiến, được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng - vua thứ 2 của nhà Nguyễn.

·        Ngọ Môn còn là một lễ đài hướng về quảng trường rộng lớn phía trước từ lớp tường Hoàng thành tới lớp tường Kinh thành.

·        Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức cao. Cổng thường chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng cung.

* Lầu Ngũ Phụng:

·        Là hệ thống kiến trúc đặt phía trên nền đài, được xây dựng bằng kết cấu gỗ.

·        Lầu có mặt bằng hình chữ U tương ứng với mặt bằng nền đài, gồm hai tầng lầu, hai tầng mái. Hệ thống mái tầng dưới chạy vòng quanh. Bộ mái giữa được lợp ngói hoàng lưu ly. Các bờ nóc, bờ quyết, hồi mái được trang trí bằng nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo.

·        Đây là chỗ ngự tọa của vua khi dự lễ.

+ Chùa cầu Hội An:

* Đây từng là nơi sầm uất với những hoạt động giao thương với các thương nhân nước ngoài, chứng kiến sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á.

* Gắn liền với đời sống của người dân nơi đây, là địa danh này còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy quái và thủy tai.

* Được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ nhờ kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Địa danh này cũng được in trên tờ tiền của Việt Nam.

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh:

* Là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị, một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng.

* Làn điệu trong quan họ là vô cùng phong phú: la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió mát trăng thanh, tứ quý,…

+ Cồng chiêng Tây Nguyên:

* Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên.

* Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc là 17 dân tộc thiểu số sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam.

Hoạt động 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm của di sản văn hóa; ý nghĩa của di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.28, 29 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm di sản văn hóa, ý nghĩa của di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.28, 29 và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là di sản văn hóa?

+ Có mấy loại di sản văn hóa? Cho ví dụ về mỗi loại.

+ Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.28, 29 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS nêu khái niệm di sản văn hóa, ý nghĩa của di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

- Di sản văn hóa:

+ Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng.

+ Là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

- Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội:

+ Đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

+ Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

- Có 2 loại di sản văn hoá:

+ Di sản văn hóa phi vật thể như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phổ cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ,…

+ Di sản văn hóa vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Tín ngường thờ cúng Hùng Vương,…

Hoạt động 3: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 7 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án thể dục kì 1 mới, giáo án thể dục kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án công dân lớp 7 kì 1 CTST, giáo án môn thể dục kì 1 chân trời

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay