Giáo án công nghệ 10 kì 1 trồng trọt kết nối trí thức

Dưới đây là giáo án bản word môn công nghệ lớp 10 trồng trọt kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 10 kì 1 trồng trọt kết nối trí thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
  • Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu.

- Năng lực chung:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu thích hợp để tìm hiểu thêm về cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu hợp lí.
  1. 2. Phẩm chất:

- Có ý thức sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trống.

- Thích tìm hiểu thông tin về các loại đất trống ở Việt Nam.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Hình ảnh về một số loại đất trống: đất chua, đất mặn, đất xám bạc màu. Ngoài ra, GV có thể chuẩn bị một số video về các biện pháp cải tạo đất trống.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng (đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Phát huy kiến thức của HS có liên quan đến đất trống (tính chất, sử dụng, cải tạo).

- Tạo hứng thú cho HS về sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn, đất xám bạc màu.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát 3hình ảnh và đặt câu hỏi:

 

Hình nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào là cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để hiểu rõ hơn về đất chua, đất mặn và đất bạc màu cũng như các biện pháp để cải tạo đất, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng và bảo vệ đất trồng

  1. Mục tiêu: giúp HS hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất trống.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK; trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá, Kết nối năng lực SGK.
  3. Sản phẩm học tập: các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất trống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I và hộp Thông tin bổ sung trang 24 trong SGK.

- GV cho HS quan sát hình ảnh sau và nêu sự khác nhau về địa hình, biện pháp canh tác, về loại cây trồng trên các vùng đất này.

 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

·         Hãy tìm hiểu và kể tên một số loại cây trồng phù hợp với từng loại đất theo thành phần cơ giới (đất cát, đất thịt, đất sét)

·         Giải thích cơ sở khoa học của việc luân canh, trồng xen, trồng gối và bố trí thời vụ thích hợp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV bổ dung thông tin:

Ở các tỉnh miền núi, nơi địa hình chủ yếu là đồi, núi nên có độ đốc lớn thường trồng xen băng cây phân xanh (muồng hoà vàng.... ) giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su,...) hoặc trồng xen cây họ Đậu (các loại đậu. lạc,... với cây ngắn ngày (ngô. sắn....). Đây là một biện pháp giúp bảo vệ đất, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Sử dụng và bảo vệ đất

1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

- Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định. Trong trồng trọt cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trong sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

- Trong quá trình trồng trọt, cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất trong bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải kết hợp việc trồng trọt và bón phân hợp lí, đặc biệt là bón phân hữu cơ và bón phân vi sinh để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất.

3. Canh tác bền vững

- Canh tác bền vững gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trắng gối, làm ruộng bậc thang, bố trí thời vụ thích hợp để tránh điều kiện bất lợi do biến đổi khi hậu (hạn, mặn, lũ lụt,...) nhằm tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích gieo trồng.

Giáo án công nghệ 10 kì 1 trồng trọt kết nối trí thức
Giáo án công nghệ 10 kì 1 trồng trọt kết nối trí thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay