Giáo án công nghệ 7 kì 1 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn công nghệ lớp 7 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 7 kì 1 Chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể tên được một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam,

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam,

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực tìm hiểu về các nhóm cây trồng, phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao, biết thực hiện tốt phần việc của bản thân và của nhóm phân công, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học … vào trồng trọt,
  • Giao tiếp và hợp tác: hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, biết sử dụng ngôn ngữ để thảo luận.

- Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: nhận biết được các nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt và đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao,
  • Giao tiếp công nghệ: đọc được một số thuật ngữ dùng trong trồng trọt,
  • Đánh giá công nghệ đưa ra được nhận xét, đánh giá mô hình trồng trọt và ứng dụng công nghệ cao.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về phương thức trồng trọt và ứng dụng trồng trọt công nghệ cao trong cuộc sống
  • Trách nhiệm: sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài
  • Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính,
  • Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học chuẩn bị tranh ảnh hoặc đoạn video clip về:

+ Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam,

+ Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam,

+ Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao

  1. Đối với học sinh
  • SGK,
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Mỗi nhóm phân công chuẩn bị: hình ảnh, video về vườn cây của gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng và phương thức trồng trọt tại Việt Nam.
  3. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: HS có nhu cầu tìm hiểu các cây trồng và phương thức trồng phổ biến hiện nay ở nước ta.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ GV đặt ra tình huống ở phần Mở đầu: Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đỗ xanh. Em hãy giới thiệu cho bác A một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

+ GV yêu cầu HS trình bảy về một số cách trồng cây ngô và đỗ xanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đỗ xanh theo phương thức:

+ Xen lẫn ngô và đậu xanh

+ Chỉ trồng ngô hoặc trồng đậu xanh

+ Vụ thứ nhất trồng ngô; vụ thứ hai trông đậu xanh.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các phương thức trồng trọt.

 

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua các phương thức trồng ngô và đậu xanh của bác A, để hiểu rõ hơn các phương thức đó chúng ta đi vào bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: giúp HS kể được một số nhóm cây trồng ở nước ta
  2. Nội dung: các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: các nhóm cây trồng phổ biến.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV minh hoạ Hình 2.1 trong SGK và chia thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS các nhóm trả lời câu hỏi: Các loại cây trong Hình 2.1 thuộc những nhóm cây trong nào?

+ GV yêu cầu HS liệt kê các giống cây trồng ở địa phương. Vì sao địa phương em lại trống được loại cây đó? Vì sao mỗi vùng miền lại có những loài cây đặc trưng hoặc những giống cây trồng khác nhau?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát Hình 2.1 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi.

+ GV minh hoạ thêm một số hình ảnh cây trồng ở địa phương và dẫn dắt HS phân - loại cây trồng vào từng nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ GV cung cấp cho HS thông tin về các vùng trồng lúa đang bị thiệt hại do sự biến đối khí hậu như hạn mặn, để biết sự thay đổi nhóm cây trồng đặc trưng ở từng vùng theo điều kiện biến đổi khí hậu.

+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu gạo của Việt Nam: là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Năm 2019, giống lúa ST25 của Việt Nam được Hội nghị Thương mại Gạo thế giới lần thứ 11 (tại Manila, Philippines) công nhận là giống lúa ngon nhất thế giới.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Các nhóm cây trồng chủ yếu của Việt Nam nhóm cây lương thực, cây lấy củ, cây ăn quả, cây rau và đỗ các loại, cây công nghiệp, hoa và cây cảnh.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam

- Nhóm cây lương thực: như lúa, ngô, khoai, sắn,…

- Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn khoai môn, khoai tây, cà rốt,...

- Nhóm cây ăn quả, như nhãn, vải, xoài, cam,….

- Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi,... và các loại rau gia vị như: rau răm, húng quế, thì là,... Đỗ gồm các loại như: đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen,...

- Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... mang lại giá trị kinh tế cao.

- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...

Hoạt động 2: Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: giúp trình bày được các phương thức trồng trọt phổ biến tại Việt Nam
  2. Nội dung: các phương thức trồng trọt độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ
  3. Sản phẩm học tập: các phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát Hình 22 , chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu nhóm HS thảo luận trong thời gian 3 phút:

 

 

Nhóm chuyên gia:

+ N1,2: Nêu đặc điểm của phương thức độc canh

+ N3,4: Nêu đặc điểm của phương thức xen canh

+ N5,6: Nêu đặc điểm của phương thức luân canh

+ N7,8: Nêu đặc điểm của phương thức tăng vụ

Nhóm mảnh ghép: di chuyển theo sơ đồ sau và thảo luận trong 5 phút trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm các phương thức trồng trọt ở nước ta?

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

·        Điểm khác nhau giữa trong độc canh và trồng xen cạnh là gì?

·        Luân ca có gì khác so với độc canh và xen canh?

·        Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức trồng trọt.

·        Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2.2 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ GV dẫn dắt để HS nêu lên được ưu và nhược điểm của từng phương thức trồng trọt.

+ Gợi ý. Số vụ trong năm tuỳ thuộc vào thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của mỗi loại cây. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của một loại cây trồng sẽ tuỳ thuộc vào những yếu tố như thời gian sinh trưởng, phát triển của giống cây trồng, điều kiện sống của cây trồng và phương thức canh tác loại cây trồng đó.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ GV nêu ví dụ về phương thức trồng tăng vụ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS;

GV giới thiệu thêm về phương thức canh tác đối với trồng trọt công nghệ cao trong SHS.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

+ Độc canh là phương thức canh tác chỉ trong chuyên một loại cây.

+ Luân canh, xen canh là phương thức canh tác tử hai loại cây trở lên trên cùng diện tích,

+ Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích.

2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

a. Độc canh là phương thức canh tác chỉ trong một loại cây duy nhất. Nếu thực hiện trong điều kiện tự nhiên qua nhiều năm, phương thức độc canh có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh.

b. Xen canh là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trong trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài. Xen canh giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

c. Luân canh là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. Luân canh làm tăng độ phi nhiêu, điều hoà chất dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, tot (tro bệnh cho cây.

d. Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất trồng trong một năm. Tăng vụ giúp tăng tổng sản lượng thu hoạch.

 

Hoạt động 3: Trồng trọt công nghệ cao

  1. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
  2. Nội dung: những ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
  3. Sản phẩm học tập: các đặc điểm dể nhận biết trồng trọt công nghệ cao.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Quan sát hình 2.3 và kể tên các phương pháp trồng trọt công nghệ cao. Ứng dụng công nghệ cao trong mỗi trường hợp trong hình mang lại lợi ích gì trong trồng trọt?

 

 

 

+ GV liên hệ với phương thức trồng tăng vụ để nêu đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS: Ưu điểm và nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao là gì?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2.3 SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + GV dẫn dắt để HS nêu các đặc điểm nhận biết mô hình trồng cây ứng dụng công nghệ cao sử dụng các thiết bị tiên tiến, các kỹ thuật hiện đại, giống cây trồng mới năng suất cao, quy trình quản lí tự động.  

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Trồng trọt công nghệ cao là ứng dụng các quy trình, kỹ thuật, giống cây, công cụ, thiết bị tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao.

3. Trồng trọt công nghệ cao

- Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học...;

+ Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao, ng cao.

+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hoá.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức về nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao.
  3. Ni dung: Bài tập trong phần Luyện tập SGK
  4. Sn phm hc tp: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK và ghi nhớ sgk.
  5. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

Câu hỏi 1. Giả sử có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình, em dự định trồng nhóm cây nào, loại cây nào? Với những loại cây đã chọn em sẽ trồng theo phương thức trồng trọt nào?

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 2.4, cho biết hình ảnh nào thể hiện trồng trọt công nghệ cao? Vì sao?

Câu hỏi 3. Em hãy kể về các ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt mà em từng thấy hoặc từng trải nghiệm.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức via học, dẫn dắt để HS nêu được các nội dung ở phần Ghi nhớ trong SHS .

+ GV yêu cầu HS trả lời vấn đề được đặt ra ở phần Khởi động: Em hãy giới thiệu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu hỏi 1:

Nếu có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình, em dự định trồng nhóm cây rau. Em muốn trồng các loại cà chua, rau húng, rau mùi; các loại rau cải, xà lách, đậu ve và các loại cây tía tô, kinh giới, ớt, húng lủi; trồng cây dây leo: mướp, su su, hoa thiên lý. Với những loại cây em đã chọn ở trên, em trồng theo phương thức luân canh, tăng vụ.

Câu hỏi 2:

  • Hình 2.4b: Trồng thủy canh
  • Hình 2.4c: Hệ thống tưới tiêu tự động

Câu hỏi 3:

  • Vòi phun nước tự động tưới nước tự động ở các công viên giải trí: hệ thống tưới tiêu tự động khi trồng rau.
  • Mô hình trồng rau trong hệ thống nhà kính : khí hậu trong nhà kính có thể điều chỉnh được, ít sâu bọ..

- HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức: mô hình trồng thuỷ canh, khí canh,…

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn cuộc sống về phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao ở địa phương.
  3. Ni dung: Bài tập trong phần Vận dụng SGK
  4. Sn phm hc tp: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK
  5. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Địa phương em có những loại cây trồng nào phổ biến? Những phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt được áp dụng ở địa phương em như thế nào?

- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu để thực hiện hoạt động ở nhà:

+GV gợi ý, hướng dẫn HS tim hiểu để thực hiện câu hỏi ở phần Vận dụng trong SHS.

+ GV dẫn dắt HS phân tích việc ứng dụng phương thức trồng trọt và ứng dụng công nghệ cao ở địa phương.

Ví dụ

 

  • Địa phương được ứng dụng trồng trọt công nghệ cao như thế nào?
  • Ứng dụng ở mức độ nào?
  • Ứng dụng công nghệ cao có mang lại hiệu quả không

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Công nghệ 7.        

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Quy trình trồng trọt.

 

Giáo án công nghệ 7 kì 1 Chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 7 kì 1 Chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án công nghệ7 kì 1 mới, giáo án công nghệ7 kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án công nghệlớp 7 kì 1 CTST, giáo án môn công nghệ7 kì 1 chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay