Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức

Có đủ cả năm giáo án Word + Powerpoint môn địa lí 10 sách kết nối tri thức. Bản word và Powerpoint là đồng bộ với nhau. Giáo án có thể tải về để tham khảo. Thao tác tải đơn giản, dễ dàng. Hi vọng, bộ giáo án sẽ giúp thầy cô giảm tải công việc và nhẹ nhàng hơn khi bước vào năm học mới

Xem chi tiết hơn:

Xem mẫu Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức

Click vào hình ảnh dưới để xem rõ giáo án

 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
 Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Về bộ sách địa lí 10 kết nối:

Sách của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tổng chủ biên: Lê Huỳnh. Chủ biên: Lê Huỳnh, Nguyễn Việt Khôi. Thành viên: Nguyễn Đình Cử, Vũ Thị Hằng, Trần Thị Hồng Mai, Nguyễn Phương Thảo.

Giáo án đầy đủ các bài trong chương trình:

Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 2. Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học lập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài 6. Thạch quyển, thuyết tạo mảng

Bài 7. Nội lực và ngoại lực

Bài 8. Thực hành sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Bài 9. Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Bài 10. Thực hành đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất…

Bài 11. Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 12. Nước biển và đại dương

Bài 13. Thực hành phân tích chế độ nước sông hồng

Bài 14. Đất trên Trái Đất

Bài 15. Sinh quyển

Bài 16. Thực hành tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất.

Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 18. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Bài 19. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Bài 21. Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 22. Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

………………………

Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 31. Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.

Có đủ bài giáo án word kì 1, kì 2:

Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG,

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
  • Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các ứng dụng của GPS và bản đồ số trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
  • Sử dụng các ứng dụng của GPS và bản đồ số hiệu quả, lành mạnh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số bản đồ, tập bản đồ.
  • Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính có định vị GPS, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

Có giáo án điện tử

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu một số hình ảnh về bản đồ và các ứng dụng liên quan đến bản đồ như GPS, bản đồ số và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để xác định vị trí của mình hay bất kì đối tượng nào trên bản đồ số (trực tuyến), người ta sử dụng ứng dụng GPS. Em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về GPS và bản đồ số.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bản đồ là công cụ học tập hữu ích trong môn Địa lí và được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng liên quan đến bản đồ như GPS, bản đồ số ngày càng đa dạng và tiện ích. Vậy GPS và bản đồ số là gì? GPS và bản đồ số có những ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
  2. Nội dung: Nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
  3. Sản phẩm học tập: Cách sử dụng bản đồ.
  4. Tổ chức hoạt động:

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án địa lí 10 trong chương trình:giáo án word địa lí10 kết nối tri thức và giáo án điện tử địa lí10 kết nối tri thức. Không chỉ riêng bộ giáo án địa lí 10 kết nối, kenhgiaovien triển khai giáo án tất cả các bộ sách lớp 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.

- GV hướng dẫn HS liên hệ một số kiến thức của bản đồ đã học như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện bản đồ, bảng chú giải bản đồ.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.12 để nắm được: khi tìm hiểu một con sông trên bản đồ địa hình, phải thấy được mối liên quan giữa hướng chảy, độ dốc, đặc điểm của lòng sông với địa hình ở khu vực đó như thế nào.

- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 loại bản đồ và yêu cầu HS đọc bản đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thực hành đọc bản đồ, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống:

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.

- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
  2. Nội dung: Cho biết một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được về GPS, bản đồ số, nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số; một số ứng dụng và tính năng của GPS, bản đồ số.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 3.1 SGK tr.12, 13 và trả lời câu hỏi:

+ GPS là gì?

+ Nguyên lí hoạt động của GPS như thế nào?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.12 để biết:

+ GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lí. GPS phục vụ cho mục đích dân sự, quân sự.

+ GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ.

+ Một số hệ thống khác có chức năng tương tự như GPS: GALILEO, GLONASS,…

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGk tr.13 và trả lời câu hỏi:

+ Bản đồ số là gì?

+ Vì sao bản số được ứng dụng rộng rãi trong đời sống?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 2b, quan sát Hình 3.2 SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Cho biết một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số.

 

 

- GV sử dụng điện thoại thông minh, máy tính có định vị GPS để giới thiệu từng ứng dụng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thực hành đọc bản đồ, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

a. Khái niệm GPS và bản đồ số

GPS

- GPS (viết tắt của Global Positioning System) hay hệ thống đơn vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bền mặt Trái đất thông qua hệ thống vệ tinh.

- Nguyên lí hoạt động của GPS:

+ Các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái đất theo quỹ đạo chính xác và phát hiện tín hiệu có thông tin xuống Trái đất.

+ Các trạm thu GPS nhận các thông tin để tính chính xác vị trí của đối tượng. Sau khi vị trí được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin khác như: tốc độ di chuyển, hướng chuyển, khoảng cách tới điểm đến,…

Bản đồ số

- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

- Bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vì bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa.

b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số

(Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động).

Tài liệu khác:

Một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số

Ứng dụng, tính năng của GPS

Ứng dụng, tính năng của bản đồ số

Định vị, xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ.

Truyền tải, giám sát tính năng định vị.

Dẫn đường, quản lí, điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng:

- Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng.

- Quản lí, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...).

- Tính số km đã di chuyển và cước phí cho xe bus, xe khách,....

- Chống trộm cho các phương tiện.

- Tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh.

- Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực.

- Khảo sát, thi công công trình.

- Trong quân sự, khí tượng và giám sát Trái đất.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí; sử dụng các công cụ của đia lí học.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

=> Năm học 2023-2024, chương trình địa lí 11 có thay đổi. Chính vì thế Kenhgiaovien đã triển khai soạn các bộ giáo: giáo án Word , giáo án Powerpoint  đầy đủ cả năm của địa lí 11 kết nối. Chương trình giáo án chuyên đề địa lí 11 kết nối cũng được hệ thống biên soạn cả năm chi tiết. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.14.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Ý nghĩa của GPS và bản đồ số trong đời sống:

+ Để định vị và xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ vì nó được gắn trên nhiều thiết bị di động mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như điện thoại, đồng hộ, thiết bị cầm tay, máy tính, thiết bị theo dõi xe.

+ Để quản lí sự di chuyển của đối tượng có gắn thiết bị định vị, nhất là trên các phương tiện giao thông.

- GV giao nhiệm vụ 2 cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Hệ thống có chức năng xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái đất thông qua hệ thống vệ tinh là:

  1. GPS.
  2. GALILEO.
  3. GLONASS.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. GPS do quốc gia nào thiết kế, xây dựng, quản lí và vận hành?

  1. Hoa Kì.
  2. Anh.
  3. Đức.
  4. Nga.

Câu 3. Bản đồ số thuận lợi trong việc:

  1. Sử dụng.
  2. Lưu trữ.
  3. Chỉnh sửa.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là:

  1. Dẫn đường, quản lí, điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị.
  2. Tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh.
  3. Định vị, xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ.
  4. Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực.

Câu 5. Đâu là một trong những yếu tố cơ bản của bản đồ:

  1. Tỉ lệ bản đồ.
  2. Kí hiệu bản đồ.
  3. Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Câu 1. Đáp án D.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án D.

Câu 4. Đáp án C.

Câu 5. Đáp án D.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  => Ngoài ra, Hệ thống có sãn trọn bộ đầy đủ cả năm của cả giáo án wordgiáo án powerpoint địa lí 12. Bộ giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài sách giáo khoa và thêm nhiều bài tập củng cố kiến thức.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS cập nhật thông tin và liên hệ thực tế; khai thác internet phục vụ môn học; vận dụng tri thức địa lí giải quyết một vấn đề thực tiễn.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.14.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Ứng dụng của GPS và bản đồ số trong một số lĩnh vưc:

+ Giao thông: xác định vị trí phương tiện; quản lí điểm đi đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động.

+ Nông nghiệp: công cụ làm nông nghiệp được tích hợp GPS có khả năng theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,...

+ Môi trường: giám sát Trái đất, theo quỹ đạo của các cơn bão, quản lí động vật hoang dã.

+ Du lịch: định hướng nếu bị lạc, tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa điểm mới.

+ Đời sống: đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,...; theo dõi, đảm bảo an toàn cho trẻ em.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

 

Phiếu học tập số 1:

Trường THPT:............

Lớp:..............................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Câu hỏi: Cho biết một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án powerpoint địa lí 10 kết nối tri thức

BÀI 3:

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG, MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

 

KHỞI ĐỘNG

Để xác định vị trí của mình hay bất kì đối tượng nào trên bản đồ số (trực tuyến), người ta sử dụng ứng dụng GPS. Em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về GPS và bản đồ số.

Có Powerpoint sinh động

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
  2. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số
  3. Khái niệm GPS và bản đồ số
  4. Ứng dụng của GPS và bản đồ số
  5. Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
  • HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi:
  • Hãy nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
  • Cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống:

+ Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

+ Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

+ Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ.

+ Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.

Cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống:

  • Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.
  1. Tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 3.1 SGK tr.12, 13 và trả lời câu hỏi:

  • GPS là gì?
  • Nguyên lí hoạt động của GPS như thế nào?
  1. Khái niệm GPS và bản đồ số

- GPS:

GPS (viết tắt của Global Positioning System) hay hệ thống đơn vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bền mặt Trái đất thông qua hệ thống vệ tinh.

Nguyên lí hoạt động của GPS:

Các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái đất theo quỹ đạo chính xác và phát hiện tín hiệu có thông tin xuống Trái đất.

Các trạm thu GPS nhận các thông tin để tính chính xác vị trí của đối tượng. Sau khi vị trí được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin khác như: tốc độ di chuyển, hướng chuyển, khoảng cách tới điểm đến,…

HS đọc thông tin SGk tr.13 và trả lời câu hỏi:

Bản đồ số là gì?

Vì sao bản số được ứng dụng rộng rãi trong đời sống?

- Bản đồ số:

  • Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
  • Bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vì bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa.
  1. Ứng dụng của GPS và bản đồ số

Chia HS thành các nhóm, đọc thông tin mục 2b, quan sát Hình 3.2 SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

Cho biết một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số.

ỨNG DỤNG, TÍNH NĂNG CỦA GPS

ỨNG DỤNG, TÍNH NĂNG CỦA BẢN ĐỒ SỐ

Định vị, xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ.

Truyền tải, giám sát tính năng định vị.

Dẫn đường, quản lí, điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng:

- Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng.

- Quản lí, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...).

- Tính số km đã di chuyển và cước phí cho xe bus, xe khách,....

- Chống trộm cho các phương tiện.

- Tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh.

- Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực.

- Khảo sát, thi công công trình.

- Trong quân sự, khí tượng và giám sát Trái đất.

LUYỆN TẬP

Nêu ý nghĩa của GPS và bản đồ số trong đời sống.

Ý nghĩa của GPS và bản đồ số trong đời sống:

Để định vị và xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ vì nó được gắn trên nhiều thiết bị di động mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như điện thoại, đồng hộ, thiết bị cầm tay, máy tính, thiết bị theo dõi xe.

Để quản lí sự di chuyển của đối tượng có gắn thiết bị định vị, nhất là trên các phương tiện giao thông.

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

TRÒ CHƠI CỜ CÁ NGỰA

Hệ thống có chức năng xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái đất thông qua hệ thống vệ tinh là:

  1. GPS
  2. GLONASS
  3. GALILEO
  4. Cả A,B,C đúng

GPS do quốc gia nào thiết kế, xây dựng, quản lí và vận hành?

  1. Anh
  2. Hoa Kì
  3. Đức
  4. Nga

Bản đồ số thuận lợi trong việc:

  1. Sử dụng
  2. Chỉnh sửa
  3. Lưu trữ
  4. Cả A,B,C đúng

Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là:

  1. Dẫn đường, quản lí, điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị.
  2. Tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh.
  3. Định vị, xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ.
  4. Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực.

Đâu là một trong những yếu tố cơ bản của bản đồ:

  1. Tỉ lệ bản đồ
  2. Kí hiệu bản đồ
  3. Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  4. Cả A,B,C đúng

VẬN DỤNG

Tìm hiểu về ứng dụng của GPS và bản đồ số trong một lĩnh vực mà em quan tâm.

Ứng dụng của GPS và bản đồ số trong một số lĩnh vưc:

  • Giao thông: xác định vị trí phương tiện; quản lí điểm đi đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động.
  • Nông nghiệp: công cụ làm nông nghiệp được tích hợp GPS có khả năng theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,...

Ứng dụng của GPS và bản đồ số trong một số lĩnh vưc:

  • Môi trường: giám sát Trái đất, theo quỹ đạo của các cơn bão, quản lí động vật hoang dã.
  • Du lịch: định hướng nếu bị lạc, tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa điểm mới.
  • Đời sống: đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,...; theo dõi, đảm bảo an toàn cho trẻ em.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức nội dung bài học.
  • Học và chuẩn bị bài 4 – Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint địa lí 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu quan tâm

Giáo án cần thiết khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay