Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word địa lí 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều


Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG

VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ lựa chọn và trình bày được một vấn đề môi trường ở châu Âu.

  1. Năng lực

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày một vấn đề môi trường ở châu Âu.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, biểu đồ, video clip; khai thác internet.

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tìm ý tưởng, trình bày về vấn đề môi trường đã lựa chọn.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ, học tập, có trách nhiệm bảo vệ môi trường ở địa phương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Biểu đồ tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của châu Âu giai đoạn 1990 – 2019.
  • Hình ảnh, video clip về các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu (nếu có).
  • Một số video clip về khai thác và sử dụng tự nhiên ở châu Âu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở để HS chia sẻ ý kiến dựa vào hiểu biết cá nhân.

- GV cho HS xem một video ngắn về tình hình ô nhiễm môi trường ở châu Âu và dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được một số thông tin cơ bản về môi trường châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Qua các phương tiện thông tin hoặc thực tế quan sát, em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước châu Âu?

+ Tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở các quốc gia châu Âu cao hay thấp hơn các quốc gia châu Á?

+ Nếu được chọn, em có thích sinh sống ở các quốc gia châu Âu không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ hiểu biết, ý kiến cá nhân của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phát biểu ý kiến của mình.

+ Nhờ trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, các nước châu Âu có những phương tiện hiện đại, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên.

+ Tỉ lệ môi trường ở châu Âu thấp hơn ở các quốc gia châu Á vì các quốc gia châu Âu đều là những đất nước phát triển, họ đã và đang rất đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa hậu quả của biến đổi khí hậu.

+ Nếu được chọn, em thích sống ở châu Âu vì đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân luôn được đảm bảo.

- Các HS khác lắng nghe, chia sẻ quan điểm khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về tình hình môi trường ở một số quốc gia châu Âu, sau đó dẫn dắt vào nội dung bài mới.

 

   

Rác thải trên sông Đa-nuýp                    Cháy rừng ở phía Nam châu Âu

Châu Âu đã từng phải đối mặt với những vấn đề về môi trường và họ đã có những giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Vậy, châu Âu đang bảo vệ môi trường như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường nước

  1. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường nước.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 3.1 (SGK tr.95) để trình bày về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở tình trạng và giải pháp trong việc bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 3.1 (SGK tr.95) để tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

- GV đặt câu hỏi tìm hiểu cho HS:

+ Em hãy cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở châu Âu.

+ Các quốc gia châu Âu đã có biện pháp gì để cải tạo và bảo vệ nguồn nước?

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước ở châu Âu.

- GV hướng dẫn HS đọc phần mở rộng kiến thức về hành trình hồi sinh của sông Rai-nơ (SGK tr.95)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước

- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày của người dân...

- Đề cải tạo và bảo vệ nguồn nước, các quốc gia châu Âu đã có nhiều giải pháp như:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải, đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước, nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển.

+ Đối với các vùng biển: thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường không khí

  1. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường không khí của các nước châu Âu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 3.2 (SGK tr.96) để trình bày về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở nguyên nhân và giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm không khí ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo  cặp, đọc thông tin và quan sát hình 3.2 (SGK tr.96) tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu và trả lời các câu hỏi:

+ Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là gì?

+ Các quốc gia ở châu Âu đã thực hiện những giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?

- GV cho HS xem một video ngắn về tình trạng ô nhiễm không khí ở châu Âu:  https://youtu.be/pnjGzmFjdAs

- GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về những kết quả bước đầu của châu Âu nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí (SGK tr.96).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ các cặp đôi nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày về vấn đề ô nhiễm không khí ở châu Âu.

- Các nhóm đôi còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí

- Sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu và thải ra một lượng lớn khí thải => môi trường không khí ở nhiều quốc gia trước đây bị ô nhiễm.

- Các quốc gia ở châu Âu đã áp dụng những giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí như:

+ Đầu tư vào công nghệ xanh

+Phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

 Các biện pháp này đã góp phần hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảo vệ và phát triển rừng

  1. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát hình 3.3, hình 3.4 (SGK tr.97) để trình bày vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở các vai trò của rừng, các biện pháp bảo vệ rừng của các quốc gia châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát hình 3.3, hình 3.4 (SGK tr.97) để trình bày vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu.

Rừng trồng nhìn từ trên cao ở khu vực biên giới giữa Bắc Ai-len (Anh) và Cộng hòa Ai-len.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Nêu vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội và bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.

+ Quan sát biểu đồ Hình 3.3, em hãy nhận xét diện tích và độ che phủ rừng ở châu Âu.

+ Châu Âu đã có những biện pháp gì để bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên rừng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát các hình ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS ở các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi.

- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng

- Ở châu Âu, rừng không chỉ có vai trò quan trọng đối với môi trường và sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa: giúp bảo vệ đất, giữ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học,…

- Biến đổi khí hậu, nhu cầu khai thác gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu => cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học, giảm khả năng phát triển của cây rừng,…

- EU đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng; đầu tư trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng; áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát, ngăn ngừa cháy rừng; áp dụng nhiều biện pháp khai thác gỗ như: quy định các vùng được

phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập phần luyện tập SGK.
  3. Nội dung:

GV cho HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập (SGK tr.97):

+ Nhóm 1: Cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

+ Nhóm 2: Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,...) đã mang đến lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?

+ Nhóm 3: Châu Âu đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ rừng?

  1. Sản phẩm học tập: Phần trình bày về nội dung đã lựa chọn của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn các câu hỏi sau để thực hiện:

+ Nhóm 1: Cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

+ Nhóm 2: Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,...) đã mang đến lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?

+ Nhóm 3: Châu Âu đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ rừng?

- GV giới hạn thời gian thảo luận của mỗi nhóm là 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm lựa chọn đề bài, dựa vào kiến thức vừa học để thảo luận và đưa ra câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình làm bài (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hết thời gian thảo luận, đại diện các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS liên hệ những kiến thức trong bài với thực tế ở địa phương nơi HS đang sinh sống.
  3. Nội dung:

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ học: Hãy thu thập thông tin về một trong những vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.

  1. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ với GV và các bạn trong lớp những thông tin thu thập được về một trong những vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2-3 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện ở nhà: Hãy thu thập thông tin về một trong những vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.

- GV đưa ra gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Sưu tầm trên các trang web chính thức của địa phương.

+ Lấy ý kiến phản ánh của những người dân trong vùng.

+ Phỏng vấn trực tiếp những người có thẩm quyền.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ ở nhà

- HS tiến hành chọn nhóm, phân công công việc và sưu tầm thông tin về một trong những vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.

- GV hướng dẫn thêm cho HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS trình bày sản phẩm ở tiết học tiếp theo. Có thể trình bày dưới dạng một vài báo cáo, thuyết trình kèm hình ảnh, video giới thiệu, phóng sự, …

*Gợi ý:

Địa phương em đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí như:

+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, trường  học, ủy ban, trạm xá, hai bên đường giao thông …

+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của con người: phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài  phát thanh hàng ngày …

+ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn thân thiện với môi trường.

+ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy …

Bước 4. Đánh giá kết quả

GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS vào buổi học sau.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn lại kiến thức bài 3
  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Đọc trước nội dung bài 4
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều
Giáo án địa lí 7 kì 1 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án địa lí 7 cánh diều 7 mới, giáo án địa lí 7 cánh diều , giáo án địa lí 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều địa lí 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay