Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức

Dưới đây là giáo án bản word môn địa lí lớp 7 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hóa ở châu Âu.
  • Phân tích được bảng số liệu về dân cư.
  • Đọc được bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực nhận thức địa lí: giải thích hiện tượng và quá trình địa lí dân cư-xã hội.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng công cụ địa lí.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sốngÁp dụng những kiến thức về Dân cư, xã hội châu Âu vào những tình huống cần thiết.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  • Yêu khoa học, ham học hỏi.
  • Biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7 – phần Địa lí.

- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020.

- Các bảng số liệu về dân cư châu Âu.

- Hình ảnh, video về dân cư, đô thị,… ở châu Âu.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến chủ đề Dân cư và xã hội châu Âu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS chia sẻ những hiểu biết về dân cư, xã hội châu Âu, đồng thời GV cũng biết được những kiến HS đã có để kết nối với nội dung bài mới.
  3. Nội dung:

- Dân cư và xã hội châu Âu có những nét khác biệt so với các châu lục khác. Điều này tác động tới nhiều mặt đời sống của người dân châu Âu.

- Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân cư, xã hội ở châu Âu.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số thông tin về dân cư, xã hội châu Âu từ vốn kiến thức sẵn có.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thành phố lớn của châu Âu.

   

   

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em có thể đoán tên các thành phố trong ảnh không?

+ Theo em, đây là những thành phố đông dân hay thưa dân?

+ Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân cư, xã hội ở châu Âu. Ở châu Âu, phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn hay thành thị?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và dựa vào các hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.  

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Các thành phố trong hình lần lượt là: London, Paris, Roma, Moscow

+ Đây là những thành phố tập trung đông đúc dân cư.

+ Ở châu Âu, phần lớn dân cư tập trung ở các đô thị, dân cư phân bố ở các vùng nông thôn khá thưa thớt.

- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Mặc dù có diện tích không lớn nhưng châu Âu là một châu lục có tốc độ phát triển và đô thị hóa cao. Dân cư và xã hội châu Âu có những nét khác biệt so với các châu lục khác. Điều này tác động tới nhiều mặt đời sống của người dân châu Âu. Để biết thêm những đặc điểm về dân cư, xã hội châu Âu, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ cấu dân cư

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu.

- Phân tích được bảng số liệu về dân cư.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin và khai thác bảng số liệu 1, 2 trong mục 1 SGK tr.101-102, HS làm việc cá nhân, nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét khái quát về đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và quan sát Bảng 1, 2 SGK tr.101-102, sau đó trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật của dân cư châu Âu?

+ Nêu hậu quả của cơ cấu dân số già đối với nền kinh tế châu Âu.

Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020 (%)

Nhóm tuổi

Năm

0-14 tuổi

15-64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

1990

20,5

66,9

12,6

2020

16,1

64,8

19,1

Bảng 2. Cơ cấu dân số theo giới tính của

châu Âu Giai đoạn 1990 – 2020 (%)

Năm

Giới tính

1990

2000

2010

2020

Nam

48,1

48,2

48,2

48,3

Nữ

51,9

51,8

51,8

51,7

*Mở rộng về vấn đề già hóa dân số ở châu Âu:

Dự kiến đến năm 2050, số người từ 65 tuổi trở lên ở châu Âu sẽ chiếm 27% - hơn ¼ dân số (theo WHO). Để giải quyết vấn để dân số già, các quốc gia châu Âu đã đưa ra nhiều biện pháp, một trong số đó là tăng tỉ lệ sinh. Theo Liên hợp quốc, 2/3 các quốc gia ở châu Âu đã đưa ra các biện pháp để tăng tỉ lệ sinh như thưởng tiền, nghỉ phép có lương cho các cha mẹ khi sinh con,...

Ví dụ:

+ Ở Hy Lạp, mỗi đứa bé sinh ra sẽ được tặng 2 000 Ơ-rô để khuyến khích người dân sinh thêm con.

+ Ở Phần Lan, ngoài khoản tiền thưởng 10 000 Ơ-rô khi sinh con, các ông bố cũng sẽ được nghỉ thai sản có lương giống như các bà mẹ.

+ Ở Hung-ga-ri, khi một phụ nữ sinh con thứ tư, sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân vĩnh viễn.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS đọc thông tin và khai thác bảng số liệu 1, 2 trong mục 1 SGK tr.101-102, làm việc cá nhân, nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét khái quát về đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Cơ cấu dân cư

- Năm 2020, dân số chây Âu là 747 triệu người, đứng thứ 4 thế giới.

- Châu Âu có cơ cấu dân số già:

+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm;

+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.

- Châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính với số nữ nhiều hơn số nam.

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lao động ở châu Âu.

 

Hoạt động 2: Đô thị hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.

- Đọc được bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 2 và bản đồ Hình 1 SGK tr.102-103, HS trình bày các đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu và kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu và kể tên được các đô thị lớn ở châu lục này.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: “Châu Âu được biết đến là một châu lục có nền công nghiệp triển mạnh, đi kèm với đó là sự hình thành các đô thị, siêu đô thị.”

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh đô thị ở châu Âu:

Đô thị làng quê ở châu Âu

Thủ đô Paris của Pháp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và quan sát bản đồ Hình 1 SGK tr.102-103 và trả lời câu hỏi:

 + Em hãy cho biết các đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.

+ Dựa vào hình 1, hãy kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục mục 2, quan sát bản đồ Hình 1 SGK tr.102-103 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu và kể tên các đô thị lớn.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

2. Đô thị hóa

Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:

- Lịch sử đô thị hóa lâu đời (từ thế kỉ XIX), gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

- Nhiều đô thị được mở rộng là nối liền với nhau tạo thành dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.

- Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh => Các đô thị vệ tinh.

- Mức độ đô thị hóa cao và có sự khác nhau giữa các khu vực.

Một số đô thị lớn (trên 5 triệu dân) ở châu Âu: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ma-drit,…

 

Hoạt động 3: Di cư

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vấn đề di cư ở châu Âu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3 SGK Tr.103 và cho biết đặc điểm di cư ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở vấn đề di cư ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SGK tr.103 và thảo luận theo bàn các câu hỏi sau:

Hãy cho biết đặc điểm di cư ở châu Âu.

+ Xem video và cho biết, tại sao tỉ lệ người di cư đến châu Âu lại tăng mạnh trong những năm gần đây? Chủ yếu những người di cư đến từ đâu?

https://www.youtube.com/watch?v=5SF5steLpnU&t=88s

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 SGK tr.103, theo dõi video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về vấn đề di cư ở châu Âu.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Di cư

- Di cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu là một châu lục đông dân từ thời cổ đại.

- Từ dầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.

- Di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng giai tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia châu Âu.

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ xô di cư đến châu Âu là do tốc độ phát triển kinh tế và điều kiện sống ở các quốc gia châu Âu là tốt hơn hẳn so với những quốc gia đang phát triển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ tròn và nhận xét biết đồ.

- Cũng cố kiến thức về đặc điểm dân cư của châu Âu.

  1. Nội dung: Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020 sau đó nêu nhận xét.
  2. Sản phẩm học tập:

- HS vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và 2020.

  1. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.103

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Dựa vào bảng 1 SGK tr.101, em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp bài làm của mình.

 

Nhận xét: Châu Âu có cơ cấu dân số già. Giai đoạn 1990 - 2020, trong cơ cấu dân

số châu Âu, nhóm 0 - 14 tuổi và 15 - 64 tuổi có xu hướng giảm, nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng.

+ Nhóm 0 - 14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, có xu hướng giảm. Năm 1990 là 20,5%, năm 2020

giảm xuống còn 16,1% (giảm 4,4%).

+ Nhóm 15 - 64 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng cũng đang có xu hướng giảm. Năm

1990 là 66,9%, năm 2020 là 64,8% (giảm 2,1%).

+ Nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh. Năm 1990 chiếm tỉ lệ 12,6%, năm 2020 tăng lên 19,1% (tăng 6,5%).Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng.

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp  thành 2 đội và tổ chức cho HS tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn".

- GV phổ biến luật chơi cho cả lớp:Hai đội suy nghĩ, thảo luận, thi đua trả lờiĐội nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.”

Câu 1. Đâu không phải là đặc điểm của dân số châu Âu

  1. Cơ cấu dân số già
  2. Mất cân bằng giới tính
  3. Là châu lục đông dân nhất thế giới
  4. Có trình độ học vấn cao

Câu 2. Cơ cấu dân số già ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế - xã hội châu Âu?

  1. Thiếu hụt nguồn lao động
  2. Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại
  3. Nền kinh tế bị tụt hậu so với các quốc gia khác
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 3. Đâu không phải một đô thị ở châu Âu?

  1. Xanh Pê-téc-bua
  2. Bác-xê-lô-na
  3. A-ten
  4. Tokyo

Câu 4. Nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành châu lục đông dân từ thời cổ đại là

  1. Các nền văn minh phát triển sớm
  2. Tỉ lệ người nhập cư cao
  3. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử vong thấp
  4. B và C

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về vấn đề di cư?

  1. Di cư nội địa là hoạt động di dân giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính trong một nước.
  2. Di cư quốc tế là việc di chuyển của người dân đang sinh sống ở quốc gia, vùng lãnh thổ này đến cư trú một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
  3. Di cư mang đến cho nền kinh tế các tác động tích cực, góp phần phát triển xã hội.
  4. Do nhu cầu về nguồn lao động nên việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng tăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để lựa chọn câu trả lời đúng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đáp án đúng phần câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Đáp án C

Câu 2. Đáp án A

Câu 3. Đáp án D

Câu 4. Đáp án B

Câu 5. Đáp án C

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội thắng cuộc, khen thưởng (nếu có)

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến kinh tế - xã hội ở châu Âu và liên hệ được với Việt Nam.

- Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề,…

  1. Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Âu.
  2. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu của HS về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu (Có thể trình bày dưới hình thức báo cáo, thuyết trình,…)
  3. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao cho HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: Tìm hiểu về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.

- GV yêu cầu HS: Thông tin thu thập được bao gồm bài viết và hình ảnh. Nếu là bài viết dài, cần tóm tắt các ý chính.

- GV gợi ý cho HS tìm kiếm thông tin về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến lực lượng lao động, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm kiếm tài liệu và thực hiện ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm vào đầu giờ học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà 

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.

- Làm bài tập bài 2 trong Sách bài tập Lịch sử và Địa lí 7 – Phần địa lí.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu

Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối trí thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án địa lí 7 kì 1, giáo án địa lí 7 kì 1 kết nối tri thức, giáo án địa lí lớp 7 kì 1 KNTT, giáo án môn địa lí 7 kì 1 kết nối

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay