Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

Có đủ cả năm giáo án Word + Powerpoint môn khoa học tự nhiên 7 sách kết nối tri thức. Bản word và Powerpoint là đồng bộ với nhau. Giáo án có thể tải về để tham khảo. Thao tác tải đơn giản, dễ dàng. Hi vọng, bộ giáo án sẽ giúp thầy cô giảm tải công việc và nhẹ nhàng hơn khi bước vào năm học mới. KHTN 7 kết nối tri thức

Xem chi tiết hơn:

Xem mẫu Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

Click vào hình ảnh dưới để xem rõ giáo án

Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)

Về bộ sách khoa học tự nhiên 7 kết nối

Sách của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Tổng chủ biên: Vũ Văn Hùng. Chủ biên: Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh. Thành viên: Nguyễn Thị Thanh Chi, Ngô Tuấn Cường, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Phú, Vũ Trọng Rỹ, Mai Thị Tính, Vũ Thị Minh Tuyến.

Giáo án đầy đủ các bài trong chương trình:

Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN

Bài 2. Nguyên tử

Bài 3. Nguyên tố hóa học

Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5. Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Bài 8. Tốc độ chuyển động

Bài 9. Đo tốc độ

Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Bài 12. Sóng âm

Bài 13. Độ to và độ cao của âm

Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài 15. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối

Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng.

Bài 17. ảnh của vật qua gương phẳng

Bài 18. Nam châm

Bài 19. Từ trường

Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Bài 22. Quang hợp ở thực vật

Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 24. Thực hành. Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 25. Hô hấp tế bào

Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Bài 27. Thực hành. Hô hấp ở thực vật

Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật

Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 32. Thực hành. Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 35. Thực hành, cảm ứng ở sinh vật

Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 37. ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38. Thực hành, quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật.

Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Có đủ bài giáo án word kì 1, kì 2:

Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG

 Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỆN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi như ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ,…đáp ứng yêu cầu thực tiễn của con người
  • Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở thực vật vào trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

=> Khoa học tự nhiên 6: Giáo án word  KHTN 6 kết nối và giáo án điện tử KHTN 6 kết nối đã được Kenhgiaovien biên soạn đầy đủ chi tiết tất cả các bài trong chương trình giảng dạy. Bộ giáo án tải về và chỉnh sửa được sẽ giúp thầy cô rút ngắn thời gian soạn. 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,…người trồng thường phải làm giàn cho cây?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,…người trồng thường phải làm giàn cho cây vì: các loại cây này thuộc dạng thân leo, việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho hoa kết trải.

- GV dẫn dắt vào bài học: Nhiều loài cây xanh không có mắt nhưng chúng có thể nhận ra và bám vào giá thể, không có giác quan chúng vẫn nhận nhận ra được ánh áng sáng và bóng tối. Nhiều động vật có hành vi kiếm mồi và tự vệ vô cùng linh hoạt. Thậm chí, chúng còn có thể dự đoán những thay đổi từ môi trường và có phản ứng đề phòng hay thích ứng từ rất sớm,…Con người đã ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào cuộc sống như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn.

Có giáo án điện tử

=> Khoa học tự nhiên 7:  Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án ngữ văn 7 trong chương trình: giáo án word khoa học tự nhiên 7 kết nối và giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức . Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn của giáo án để giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Trong quá trình sống, sinh vật phản ứng với các nhân tố từ môi trường để có thể tồn tại và phát triển. Hiện tượng cảm ứng ở động vật bậc cao hình thành nên tập tính, thói quen. Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tính cảm ứng ở thực vật vào trồng trọt, ứng dụng hiểu biết về tập tính ở động vật trong chăn nuôi, trong sản xuất và đời sống. 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 34.1 – Làm trụ bám cho cây hồ tiêu, đọc thông tin mục I SGK tr.141, 142 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.

+ Cho ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi:

+ Quan sát Hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo Bảng mẫu 34.1:

Tên sinh vật

Hiện tượng cảm ứng dụng

Biện pháp ứng dụng

Lợi ích

Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,….)

?

?

?

Chim

?

?

?

+ Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trồng trọt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt

- Một số ứng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt:

+ Thực vật: ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,…

à Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu khác của con người.

Ví dụ: Làm trụ cho cây hồ tiêu dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển  tốt, cho năng suất cao

+ Động vật: lợi dụng tập tính của các động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu,…để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.

Ví dụ: Tập tính sính sống của một số côn trùng rất thích ánh sáng, chúng sẽ bay vào nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Bẫy đèn thường sử dụng để thu bắt côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, rầy) bay đến và tiêu diệt.

-

Tên sinh vật

Hiện tượng cảm ứng dụng

Biện pháp ứng dụng

Lợi ích

Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,….)

Hướng sáng

Thu hút côn trùng vào bẫy

Tiêu diệt bướm và các loài côn trùng hại cây trồng

Chim

Bỏ chạy khi thấy người

Sử dụng bù nhìn dọa chim

Xua đuổi chim phá hoại mùa màng

- Ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trồng trọt:

+ Trồng cây ở nơi có ánh sáng mọi phía để cây phát triển đều.

+ Làm giàn cho các loại thân leo (mướp, bầu, bí).

=> Đây là nội dung bài xem trước, thầy cô có thể xem thêm nhiều bài soạn giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức đủ cả năm khác ở đây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 34.3 - Ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong chăn nuôi, đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Nêu các ví dụ hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi

- Dựa trên những hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện cho các vật nuôi trong nhà hình thành được những tập tính tốt như ăn ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh (tiếng kẻng, tiếng gọi, huýt sáo, tiếng vỗ tay,…)

- Ví dụ:

+ Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

+ Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản.

+ Vỗ tay gọi cá đến.

+ Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).

+ Trong chăn nuôi gà, bố trí trong một chuồng nuôi 2 gà trống và nhiều gà mái. Dùng tiếng gọi bập bập khi cho gà ăn.

+ Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).

+ Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).

+  Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian (an ninh quốc phòng,...)

XEM NHIỀU HƠN:

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thói quen của bản thân, nhận biết thói quen tốt hay xấu, định hướng được cách loại bỏ các thói quen không tốt, lập kế hoạch và thực hiện thói quen tốt.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: Nêu các thói quen (tập tính) của bản thân và cho biết thói quen nào là tốt, thói quen nào là không tốt.

- GV dẫn dắt: Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống. Vì vậy, để thực hiện loại bỏ các thói quen không tốt, cần đưa ra các hoạt động và lập kế hoạch thực hiện.

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?

+ Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?

+ Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống

- Một số thói quen tốt: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…

- Một số thói quen không tốt: thức khuya, ngủ dậy muộn, không làm bài tập trước khi đi học, vượt đèn đỏ,…

- Tập tính được ứng dụng trong học tập: thường xuyên ôn bài và làm bài tập nhiều lần để năm chắc kiến thức, ghi nhớ đươc lâu.

- Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, cần luyện tập thực hiện đều đặn hằng ngày, không nên bỏ buổi nào, tập vào một khung giờ nhất định.

- Để bỏ thói quen ngủ dậy muộn, cần đặt báo thức vào thời điểm mong muốn, thực hiện liên tiếp trong nhiều ngày. Sau một thời gian, cơ thể sẽ hình thành thói quen thức dậy đúng giờ ngay cả khi không đặt báo thức.

 

=> Khoa học tự nhiên 8:  Bắt đầu từ năm học 2023 -2024, chương trình học khoa học tự nhiên 8 thay đổi. Cấu trúc bài soạn theo quy trình dạy học bốn bước giúp GV dễ dàng chuẩn bị bài giảng mà không mất nhiều thời gian. Kenhgiaovien đã triển khai soạn bộ giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối mới bao gồm : Giáo án word và giáo án Powerpoint. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp:

A. Hiện tượng cảm ứng

B. Lợi ích đối với con người

1. Ăn ngủ đúng giờ

a. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lí được nguồn thức ăn.

2. Đi vệ sinh đúng chỗ

b. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

3. Nghe hiệu lệnh là về chuồng

c. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm sức công sức vệ sinh chuồng trại.

4. Nghe hiệu lệnh là đến ăn

d. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng.

Câu 2. Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào?

Hiện tượng cảm ứng

Ứng dụng của con người

Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

 

Tính hướng sáng của cá

 

Chim di cư về phương nam tránh rét

 

Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó

 

Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.

 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.

1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.

Câu 2.

Hiện tượng cảm ứng

Ứng dụng của con người

Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

Dùng đèn để bẫy côn trùng

Tính hướng sáng của cá

Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt

Chim di cư về phương nam tránh rét

Nhận biết sự thay đổi về thời tiết

Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó

Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc

Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.

Làm nhà nuôi có ánh sáng rất yếu để chim yến cư trú và làm tổ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

Câu 2. Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

XEM TÀI LIỆU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI KHÁC:

Câu 1. Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:

- Bước 1: chọn sách mình yêu thích.

- Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.

- Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.

- Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.

Câu 2. Để hình thành tập tính nghe hiệu lệnh về ăn, người chăn nuôi nên làm như sau:

- Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn.

- Vào những ngày sau, cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho cho ăn khi gọi.

- Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

 

KHỞI ĐỘNG

Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Theo em, những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Khi chạy, các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều. Để loại bỏ nhiệt độ bổ sung này, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt.

=> Khiến chúng ta có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Đọc thông tin mục I SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

Trao đổi chất là gì?

Chuyển hóa năng lượng là gì?

Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

+ Từ quang năng thành hóa năng

+ Từ hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng...

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn với nhau.

Hãy nêu ví dụ về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Trao đổi chất:

  • Rễ cây hấp thụ nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác từ lòng đất
  • Khi đến lá, nước kết hợp với carbon dioxide, diệp lục và năng lượng hóa học.

=> Theo cách này, quá trình quang hợp xảy ra và carbohydrate và oxy được tạo ra.

Chuyển hóa năng lượng:

Năng lượng hóa học trong than được chuyển hóa thành nhiệt năng trong khí thải của quá trình đốt cháy.

Cơ năng của dòng nước chảy biến thành điện năng của dòng điện trong các nhà máy thuỷ điện.

Lưu ý

Quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp gọi là đồng hóa.

Quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng gọi là dị hóa.

  1. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Thảo luận cặp đôi

Quan sát Hình 21.1, 21.2 trang 99 SGK:

Dựa vào hai hình vừa quan sát, đọc thông tin trong mục II SGK tr 99, 100 và thực hiện yêu cầu:

Nêu vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.

+ Cây khoai tây: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.

+ Con gà: Giúp cơ thể cảm ứng, vận động, sinh sản.

KẾT LUẬN

  • Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
  • Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản, tạo ra các cơ thể con.
  • Quá trình chuyển hóa năng lượng tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể (cảm ứng và vận động).

Câu hỏi: Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.

Các tình huống có thể xảy ra:

Không được cung cấp đủ không khí: thiếu oxygen có thể dẫn tới tử vong

Không cung cấp đủ nước: quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Không đủ thức ăn: không có nguyên liệu kiến tạo cơ thể và năng lượng cho cơ thể hoạt động, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi: Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây.

Khi bị tách ra khỏi thân cây, nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không còn được bổ sung nguồn nước từ rễ nên có hiện tượng lá cây bị héo.

TỔNG KẾT

Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng, cảm ứng, vận động.

Có Powerpoint sinh động

LUYỆN TẬP

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu hỏi: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

  1. Sự chuyển hóa của sinh vật.
  2. Sự biến đổi các chất.
  3. Sự trao đổi năng lượng.
  4. Sự sống của sinh vật.

Đáp án D

Câu 2. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

  1. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
  2. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
  3. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  4. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Đáp án C

Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành các đoạn thông tin sau:

Câu 3.

  1. Chuyển hóa năng lượng là sự (1).............năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ (2)................... thành hóa năng, từ hóa năng thành nhiệt năng,... Năng lượng thường được tích lũy trong (3).............. nên sự trao đổi chất và chuyển hóa (4).......... gắn liền với nhau, quá trình này được coi là một trong những đặc tính (5)............của sự sống.
  2. Trao đổi chất và chuyển hóa là (1)................... đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là (2).................................................cơ thể. Nhờ trao đổi chất nên cơ thể tự đổi mới thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình (3)...............các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Dị hóa là quá trình (4)............ các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng.

 

TL:

Phần 1:

  1. biến đổi
  2. quang năng
  3. chất hữu cơ
  4. năng lượng
  5. cơ bản

Phần 2:

  1. năng lượng
  2. cung cấp năng lượng và kiến tạo
  3. tổng hợp
  4. phân giải

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

VẬN DỤNG

Câu 1. Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.

  • Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen.
  • Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải.
  • Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.

Câu 2. Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật.

Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen

Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải

Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập trong SBT

Đọc trước bài sau - Bài 22: Quang hợp ở thực vật

 

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về có đầy đủ các bài kì I + kì II
  • Powerpoint sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Word chi tiết, cẩn thận, font time new roman
  • Giáo án có đủ lí + hóa + sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 600k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu quan tâm

Giáo án cần thiết khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay