Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word khoa học tự nhiên 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một cạc tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây:

- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

- Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).

  • Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
  • Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình quang hợp, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh..
  • Năng lực khoa học tự nhiên:
  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.
  • Tích cực trong việc tuyên truyền trồng và bảo vệ cây xanh.
  • Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
  • Sử dụng phương tiện trực quan (hình ảnh, mẫu vật thật).
  • Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
  • Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu:

- HS xác định được vấn đề học tập trong bài 18.

- Kích thích tò mò, tìm hiểu khoa học.

- Phát hiện những khó khăn HS có thể gặp.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 18.1 SGK tr. 90 và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV sử dụng kĩ thuật động não, thu thập ý kiến của HS về nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp.

  1. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

- Sự tò mò của HS đối với bài học mới.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1 SGK tr. 90 và trả lời các câu hỏi.

+ Thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ từ những nguyên liệu nào?

+ Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ ở lá cây vì đã sử dụng nước, khí carbon dioxide và năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng thời thải ra khí oxygen. Chất hữu cơ được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở thực vật, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 18: Quang hợp ở thực vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 18.2 (SGK tr.90) để tìm hiểu về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 4 HS), yêu cầu HS quan sát hình 18.2 (SGK tr.90)  để tìm hiểu về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

+ Quan sát hình ảnh và cho biết, các bộ phận của lá cây.

+ Chức năng của các bộ phận đó trong quá trình quang hợp là gì? Hoàn thành thông tin trong bảng sau:

 

Đặc điểm

Vai trò

Phiến lá

 

 

Gân lá

 

 

Lục lạp

 

 

Khí khổng

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc phần Em có biết (SGK tr.91) để có thêm thông tin về các loại lá cây.

- GV cung cấp thêm hình ảnh về một số loại lá cây khác nhau cho HS.

Lá cây tùng

Cây trắc bách diệp

Cây xương rồng lá biến thành gai

Một số dạng lá cây khác nhau

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm có câu trả lời nhanh nhất trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

- Lá cây là cơ quan quang hợp chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh.

- Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận

được nhiều ánh sáng. Các bộ phận của lá phù hợp với chức năng quang hợp:

+ Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Đây là nơi chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

+ Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá (có mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuồng lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình quang hợp

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II (SGK tr.91) để tìm hiểu về quá trình quang hợp.

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận và trả lời, hoàn thành phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II (SGK tr.91) để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật.

- GV cho HS xem một video ngắn mô tả quá trình quang hợp: https://youtu.be/I7QoYytoGjs

- Các nhóm sau khi nghiên cứu thông tin SGK, xem video, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghiên cứu thông tin SGK, xem video GV cung cấp và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng, cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Quá trình quang hợp

- Khái niệm: Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

- Nguyên liệu: nước, khí CO2, ánh sáng.

- Sản phẩm: chất hữu cơ, oxygen.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

  1. Mục tiêu: HS phân biệt được quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục III (SGK tr.92) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận và trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 18.3 (SGK tr.92), mô tả hai loại mũi tên bằng màu sắc:

+ Mũi tên màu vàng: năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

+ Mũi tên đỏ: nước và carbon dioxide

+ Mũi tên màu cam: chất hữu cơ.

+ Mũi tên màu xanh: oxygen.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục III (SGK tr.92) và thực hiện các yêu cầu:

+ Mô tả mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp ở lá cây.

+ Viết sơ đồ dạng chữ thể hiện mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào lá cây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK, thảo luận, thực hiện các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhật xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn kiến thức, hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ (SGK tr.92) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (mũi tên màu vàng) đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hoá học (mỗi tên màu cam) tích luỹ trong chất hữu cơ ở lá cây.

- Vật chất từ môi trường ngoài (nước và carbon dioxide — mũi tên màu đỏ) được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hoá học tạo ra chất hữu cơ (mũi tên màu cam) và oxygen (mũi tên màu xanh).

- Quá trình trao đổi và chuyên hoá các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.

=> Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình này luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Góp phần củng cố kiến thức tổng quát về quá trình quang hợp ở tế bào, mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:

Cho các cụm từ: Nước, carbon dioxide, Oxygen, glucose, hóa năng, quang năng. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ trên thay cho các dấu hỏi chấm trong bảng:

 

 

Quang hợp

 

Quá trình trao đổi chất

Chất lấy vào

Chất tạo ra

?

?

 

Quá trình chuyển hóa năng lượng

Năng lượng hấp thụ

Năng lượng tạo thành

?

?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập luyện tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập và nâng cao kiến thức cho HS, “đưa bài học vào cuộc sống”.
  3. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:

- VD 1. Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến thành gai) thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

- VD 2. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?

- VD 3. Những sinh vật nào có thể quang hợp?

  1. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:

- VD 1. Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến thành gai) thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

- VD 2. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?

- VD 3. Những sinh vật nào có thể quang hợp?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
  1. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:………

Lớp:………….

PHIẾU HỌC TẬP

(Thời gian: 10 phút)

Nhóm: …

Dựa vào thông tin đã nghiên cứu trong SGK, hãy hoàn thành bảng sau:

 

Quá trình quang hợp

Khái niệm

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Các chất tham gia

 (nguyên liệu)

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Phương trình tổng quát

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Vai trò của ánh sáng mặt trời và nước

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Sản phẩm

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Ý nghĩa

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

 

 

Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều
Giáo án KHTN 7 kì 1 cánh diều

=>

Từ khóa: giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới, giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều , giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều khoa học tự nhiên 7

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay