Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 8. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (9 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS có khả năng:

  • Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động cảu con người tới môi trường tự nhiên.
  • Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
  • Đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và tham gia thực hiện các giải pháp đã đề xuất.
  • Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

 

*    *       *     *     *

TUẦN 22 – SHDC: KỊCH TƯƠNG TÁC “TÁO MÔI TRƯỜNG CHẦU TRỜI”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoại động này, HS có khả năng:

  • Biết được môi trưởng tự nhiên đang bị huỷ hoại, ö nhiễm nặng nề;
  • Biết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
  1. CHUẨN BỊ
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

- Xây dựng kịch bản chỉ tiết vở kịch tương tác “Táo Môi trường chấu trời? trong đó đã dự kiến những thời điểm cụ thể sẽ mời khán giả tham gia tương tác với diễn viên và NDCT,

- Phân công một số HS làm diễn viên đóng các vai: Ngọc Hoàng, Táo Môi trường, Thần Rừng, Thần Sông, Thần Biển, Thần Đất, Thần Không khí, Thiên Lôi.

- Phân công HS làm NDCT.

- Sân khấu, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.

- Đạo cụ, trang phục cho các vai diễn.

  1. Đối với HS

- NDCT và những HS được phân công làm diễn viên tập theo kịch bản.

- Tham gia tương tác cùng NDCT và các diễn viên trong quá trình xem kịch.

  1. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  2. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
  3. Sinh hoạt theo chủ đề

Hoạt động: Kịch tương tác “Táo môi trường chầu trời”

  1. a) Mục tiêu:
  • HS biết được môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại, ô nhiễm nặng nề.
  • Kích thích HS tham gia tìm hiểu, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên.
  1. b) Nội dung – tổ chức thực hiện:

- NDCT giới thiệu vở kịch và diễn viên tham gia diễn kịch

- Diễn kịch với sự tham gia tương tác của khán giả HS. Ví dụ như đóng các vai: Thần Rừng, Thần Sông, Thần Biển, Thần Đất, Thần Không khí để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình diện tích rừng dưới hạ giới bị tàn phá nặng nề hoặc về tình hình sông, hồ, biển, đất đai bị ô nhiễm do hoạt động người sản xuất, kinh doanh, du lịch ở địa phương; do rác thải, nước thải sinh hoạt người dân…; đóng vai Ngọc Hoàng hoặc góp ý cho Ngọc Hoàng về cách giải quyết vấn đề sau khi nghe các thần báo cáo.

- Kết thúc vở kịch, NDCT cảm ơn khán giả đã tham gia cho lời khuyên hoặc cùng diễn từng đoạn với diễn viên.

ĐÁNH GIÁ

GV đánh giá HS qua thái độ xem và tham gia tương tác vào vở kịch.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS chuẩn bị tâm thế để tham gia điều tra thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.

 

*    *       *     *     *

TUẦN 22 – HĐGD: HOẠT ĐỘNG 1 CHỦ ĐỀ 8

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, đánh giá được tác động của con người đến môi trường và đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

Năng lực riêng: Khả năng nhận diện và đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể.

  1. Phẩm chất: Yêu nước và trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGV, SGK, giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
  • Máy tính, máy chiếu sử dụng trong nhiều hoạt động
  • Video “Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam”
  1. Đối với học sinh
  • SGK hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
  • Tìm hiểu thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương
  • Giấy, bút để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
  3. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video “Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam”

https://www.youtube.com/watch?v=JLCxOcnrs8I&pbjreload=102 (từ đầu -> 2:00)

- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em có suy nghĩ gì về thực trạng ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận câu trả lời, chia sẻ của HS.

- GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng và đạt đến mức báo động. Là những thế hệ trẻ của tương lai, là những công dân của đất nước, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ môi trường. Chúng ta hành động như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nội dung chủ đề 8. Bảo vệ môi trường tự nhiên (hoạt động 1)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
  • HS phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, đánh giá được tác động của con người đến môi trường và đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ:
  • Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương
  • Đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên
  • Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
  • Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
  1. Sản phẩm: HS đánh giá được thực trạng môi trường ở địa phương, đưa ra giải pháp và lập kệ hoạch cụ thể để thực hiện.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn một vấn đề về môi trường để lập kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng.

- GV đưa ra gợi ý:

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, lập kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng.

- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ HS khi cần.

- Các nhóm tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng môi tường tự nhiên ở địa phương theo kế hoạch đã lập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV lưu ý HS: Trong quá trình điều tra, HS cần chụp ảnh, quay video clip, ghi âm các cuộc phỏng vấn để có minh chứng cho kết quả điều tra thực trạng. Đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ của các thây cô, cha mẹ và cộng đồng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận quá trình làm việc của HS.

 

*Nhiệm vụ 2. Đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đánh giá tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tác động tiêu cực từ: 

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả của nhiệm vụ 1, HS tiến hành đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên ở địa phương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo kết quả đánh giá trước lớp.

- GV cùng HS nhóm khác đặt câu hỏi còn thắc mắc.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

 

 

*Nhiệm vụ 3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng và tác động của con người đến môi trường tự nhiên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và đề xuất các giải pháp.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày các giải pháp mà HS đưa ra.

- GV và các nhóm khác đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

 

*Nhiệm vụ 4. Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm lập kế hoạch thực hiện các giải pháp đặc biệt là giải pháp thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, tiến hành xây dựng kế hoạch.

- GV hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV bước đầu nghe kế hoạch thực hiện của HS.

- GV nhận xét, rút ra ý nghĩa:

+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiễm hay hủy hoại thì chính chúng ta cũng không thể tồn tại được.

+ Môi trường càng trong sạch thì con người mới khỏe mạnh, cuộc sống mới lâu dài, bền vững.

+ Môi trường cho chúng ta sự sống, là điều kiện tối thiểu để tồn tại và phát triển.

1. Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

* Đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

Gợi ý:

- Môi trường đất:

+ Trồng luân canh, xen vụ

+ Đất tốt, nhiều loại đất đa dạng

+ Đất được bồi đắp phù sa...

- Môi trường không khí: Không khí ô nhiễm do khói bụi sản xuất.

- Môi trường nước:

+ Nguồn nước ngầm ngay càng ít

+ Nước sinh hoạt, sản xuất chưa được xử lí thải ra kênh rạch, sông ngòi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên

- Tác động đến môi trường đất:

+ Tích cực: Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất,...

+ Tiêu cực: Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

- Tác động môi trường không khí:

+ Tích cực: đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

+ Tiêu cực: các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

- Tác động môi trường nước:

+ Tích cực: nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lí nước thải theo quy định.

+ Tiêu cực: vẫn còn một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lí ra sông hồ.

 

* Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên

- Chăm sóc và trồng nhiều cây xanh.

- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.

- Sử dụng năng lượng sạch.

- Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle).

- Hạn chế sử dụng túi nilông.

- Tận dụng ánh sáng mặt trời.

=> Môi trường ô nhiễm trực tiếp tác động đến sức khỏe mỗi người sống trong đó. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động khiến cho xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo. Bảo vệ môi trường là việc thiết thực mà ai cũng cần hành động.

 

 

 

 

* Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên

 

 

 

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn lại kiến thức vừa học
  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Xem trước nội dung hoạt động 2, 3 chủ đề 8.

*    *       *     *     *

TUẦN 22 – SHL: CHIA SẺ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề “chia sẻ két quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương”.

  1. a) Mục tiêu: HS chia sẻ được kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.
  2. b) Nội dung – Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu các nhóm HS chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương mà nhóm đã tiến hành, đặc biệt là phân tích tình hình, biểu hiện ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của địa phương.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp nhận xét về kết quả khảo sát của các nhóm.

- GV phân công các nhóm chuẩn bị cho cuộc triển lãm “Thực trạng môi trường tự nhiên của địa phương” được tổ chức vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần tới.

Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức bản word

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay