Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

CHỦ ĐỀ 7. CUỘC SỐNG QUANH TA

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất.
  • Thực hiện được chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bằng các hình thức khác nhau.
  • Biết cách vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể.
  • Xác định được một số tình huống nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ trong các tình huống đó.

PHẦN 1. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tuần 23. Tham gia triển lãm tranh, ảnh về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống ở Việt Nam.

- Để triển khai hoạt động này thì trước đó khoảng một tuần, nhà trường/thầy cô Tổng phụ trách Đội triển khai đến các lớp để tìm kiểm, sưu tầm các hình ảnh ghi lại ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống ở Việt Nam.

- Các lớp trmg bày hình ảnh thu thập được tại một không gian được nhà trường sắp xếp.

- HS tham dự triên lẫm và có thể viết những suy nghĩ, cảm nhận của mình khi xem những hình ảnh đó vào một cuốn số đặt tại bàn ở triển lãm (Hình ảnh em ấn tượng nhất trong triển lãm? Vì sao? Em có suy nghĩ, cảm nhận gì khi nhìn những hình ảnh này?).

Gợi ý tuần 24. Tham gia hùng biện về những hành động của HS trung học cơ sở góp phần giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính.

GV đồng hành, tư vấn, hỗ trợ cho HS – đại diện lớp tham gia cuộc thi hùng biện:

- Vần để hiệu ứng nhà kính hiện nay.

- Vai trò của HS trung học cơ sở và những hành động các em có thể làm để góp phần giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính,…

Gợi ý tuần 25. Trao đổi về giá trị sống Hợp tác.

- Nhà trường mời chuyên gia giáo dục trao đổi, chia sė với HS về giá trị sống Hợp tác.

Gợi ý tuần 26. Trình diễn tiểu phẩm với chủ đề Sống an toàn.

- GV phối hợp cùng ban đại diện cha mẹ HS hỗ trợ các em lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, đóng tiểu phẩm với chủ đề Sống an toàn (ví dụ: tham gia giao thông an toàn, sử dụng mạng xã hội an toàn,…).

- HS trình diễn tiểu phẩm và truyền tải thông điệp Sống an toàn tới tất cả mọi người.

PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 23. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

  1. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Hiểu được nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
  • Nhận biết và phân tích các tác động của hiệu ứng nhà kính.
  • Biết được tác động của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người.
  • Xây dựng và tổng kết chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh.
  1. Năng lực

* Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất.
  • Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
  • Nhận biết được nguy cơ từ môi trường thiên nhiên và cách ứng phó.
  • Xác định được mục tiêu và đề xuất giải pháp trong xây dựng chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: yêu thiên nhiên, mối trường xung quanh, bảo vệ mối trường.
  • Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với những người mà cuộc sống bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính; phê phán những hảnh vi xả khí thải ra môi trường.
  • Chăm chỉ: nỗ lực tìm hiểu những thông tin về hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng của nó đến sự sống trên Trái Đất; nhiệt tình tham gia vào các hoạt động góp phân bảo vệ môi trường.
  • Trung thưc: phản đối những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sưu tầm tư liệu (tranh, ảnh, video clip, bài viết,…) về hiệu ứng nhà kính và hậu quả của nó.
  • SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
  • Máy tính, máy chiếu (Tivi)
  • Giấy A4, A0, giấy nhớ, băng dính/nám châm dính bảng, bút dạ, bút màu.
  • Phiếu bốc thăm vai trò đối tượng dành cho hoạt động Đối thoại về hiệu ứng nhà kính.
  1. Đối với học sinh
  • Tìm hiểu những thông tin về hiệu ứng nhà kính: giới thiệu trang web, tài liệu,…
  • Sưu tầm tranh ảnh, clip, bài viết,… về tác động của hiệu ứng nhà kính chuẩn bị cho hoạt động 2.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS chú ý quan sát để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho học sinh xem video: https://www.youtube.com/watch?v=UrbPZvt2cGI

- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy trình bày ý kiến của mình.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều tốt đẹp, mến thương và trân trọng nhưng bên cạnh đó con người cũng cần phải nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống để có thể tự bảo vệ mình, mọi người và bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta. Chủ đề “cuộc sống quanh ta” mà cô trò chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp cúng ta nhận thức rõ hơn những nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính, cách thức vượt qua khó khăn và cách tự bảo vệ mình khi gặp tình huống nguy hiểm. Hãy cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay – Tham gia lao động trong gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ hiểu biết của mình về hiện tượng hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân, hậu quả,…
  2. Nội dung: GV tổ chức HS trao đổi, chia sẻ, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được các thông tin về hiệu ứng nhà kính.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

- GV cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 62.

- HS hoạt động theo cặp đôi, chia sẻ về những vấn đề được mô tả trong các bức ảnh theo gợi ý sau:

+ Vấn đề đó là gì?

+ Vấn đề đó gây ra những tác động, ảnh hưởng như thế nào?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

1. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

- Gợi ý:

+ Hình 1,2: khói bụi từ các phương tiện giao thông và nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm không khí.

+ Hình 3, 4: nạn chặt phá rừng làm đất đai xói mòn, gây sạt lở, lũ lụt.

Kết luận:

- Con người đang đồi mặt với những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, một trong những hiện tượng đó là sự nóng lên toàn câu, sự gia tăng nhiệt độ xung quanh bâu khí quyên Trái Đất.

- Những hiện tượng này xuất hiện chủ yếu do con người gây ra: xả khí thải ra môi trường trong hoạt động sản xuât công nghiệp - nông nghiệp, trong cuộc sống sinh hoạt, chặt phá rừng bừa bãi,..

Hoạt động 2. Tác động của hiệu ứng nhà kính.

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và phân tích được các tác động của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu, phân tích được các tác động của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tố).

- Các nhóm thảo luận về những tác động của hiệu ứng nhà kính ở địa phương và sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện kết quả thảo luận (thời gian thảo luận 10 phút).

- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Gợi ý vấn để thảo luận:

+ Hiệu ứmg nhà kính đã tác động như thế nào đến:

·        Tự nhiên: khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, nguồn nước,…

·        Con người: sức khoẻ, thu nhập, việc làm,...

+Vấn đề nào chịu tác động ảnh hưởng nghiêm trong nhất?

+ Lấy dẫn chứng minh hoạ cụ thể về nhữmg tác động đó hoặc kể một số câu chuyện, tình huống minh hoạ để thấy rõ sự tác động của hiệu ứng nhà kính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm tiếp theo trình bày sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Hiệu ứng nhà kính đang có nhữmg tác động trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (hệ sinh thái, tài nguyên) và đến chính cuộc sống của con người. Ở mỗi địa phương, mức độ và các vấn để ảnh hưởng lại khác nhau.

2. Tác động của hiệu ứng nhà kính

Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính với tự nhiên và con người:

- Tự nhiên:

+ Khí hậu: gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực,...

+ Cảnh quan thiên nhiên: diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.

+ Sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công - nông - lâm nghiệp.

- Con người:

+ Sức khoẻ: mưa nhiều, nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển, kéo theo nhiều loại bệnh, dịch bệnh phát tan tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

+ Thu nhập và khả năng tìm kiếm việc làm cũng tụt giảm do tình trạng sức khoẻ không cho phép.

+…

Hoạt động 3. Đối thoại về hiệu ứng nhà kính.

  1. Mục tiêu: 

- HS nhận biết được tác động của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người.

- HS xác định và phân tích được các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

- HS nhận biết được vai trò của con người trong việc góp phần gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng như trách nhiệm của họ trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và hoạt động theo nhóm.
  2. Sản phẩm học tập: HS hiểu được tác động, nguyên nhân cũng như vai trò, trách nhiệm của con người trong việc gây ra và nỗ lực giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ.

- GV mời đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm vai trò trong buổi đối thoại: chính quyền, nhà hoạt động môi trường, chủ doanh nghiệp, người dân (các thành viên của mỗi nhóm sẽ ghi tên vai trò mà nhóm mình đại diện lên giấy nhớ và dán lên ngực áo).

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm về những tác động của hiệu ứng nhà kính đến đối tượng mà nhóm mình đại diện theo bảng gợi ý: (10 phút thảo luận nhóm).

- Hết thời gian thảo luận, mối nhóm cử 2 đại diện lên tham gia buổi đối thoại.

Lưu ý:

+ Chuẩn bị 8 ghế cho buổi đối thoại.

+ Thứ tự trình bày ý kiến trong buổi đối thoại lần lượt như sau: Đại diện người dân → Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất → Đại diện các nhà hoạt động môi trường → Đại diện chính quyền.

- GV mời HS phát biểu cảm nghĩ sau khi lắng nghe buổi đối thoại.

+ HS trực tiếp tham gia buổi đối thoại.

+ HS quan sát và lắng nghe buổi đối thoại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm tiếp theo trình bày sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS.

- GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

3. Đối thoại về hiệu ứng nhà kính

- HS thực hành buổi đối thoại theo hướng dẫn của GV.

Kết luận:

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính là con người và chính con người lại gánh chịu những hậu quả ấy. Vì vậy mỗi cá nhân, tổ chức phải có nhữmg hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường.

Hoạt động 4. Chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh.

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  2. Nội dung: GV tổ chức HS tìm hiểu và tiến hành các hoạt động.
  3. Sản phẩm học tập: HS xây dựng được kế hoạch cho chiến dịch truyền thông.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (có thể giữ nguyên nhóm ở hoạt động 3).

- HS làm việc nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiêu hiệu ứng nhà kính theo mẫu gợi ý trong SGK, trang 64.

- GV có thể gợi ý cho HS một số chủ đề để xây dmg kế hoạch cho chiến dịch truyền thông:

+ Vận động mọi người thực hiện các hành động: sử dụng tiết kiệm điện, nước, trồng cây xanh,…

+Vẽ tranh cố động bảo vệ môi trường,…

+ Phát tờ rơi tuyên truyền: không sử dụng túi ni lông, đổ nhựa dùng một lần, không xả rác bừa bãi.

- Các nhóm thiết kế thông điệp về giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính và thuyết minh về thông điệp đó (GV có thể gợi ý và khuyến khich HS phát huy sự sáng tạo tài năng của mình để thiết kế các thông điệp. Ví dụ: làm thơ, vè, về tranh cổ động, khẩu hiệu, sáng tác nhạc Rap,…).

- Các nhóm thể hiện kết quả thảo luận trên giấy A0.

- Lần lượt các nhóm lên trình bày kế hoạch chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

- GV và các thành viên của nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

- GV nhận xét và để nghị các nhóm về triên khai chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính mà nhóm mình đã xây dựng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS chia sẻ kết quả hoạt động.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

4. Chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh

- HS tiến hành xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn của GV.

(Gợi ý kế hoạch ở cuối bài học)

Kết luận:

- Xây dựng kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính là một công việc vô cùng quan trọng, giúp các em xác định được rõ ràng những mục tiêu, hoạt động cụ thể và các giải pháp để thực hiện hiệu quả mục tiêu ấy.

- Những thông điệp ý nghĩa sẽ có sức lan toả mạnh mẽ đến những người xung quanh trong chiến dịch bảo vệ môi trường.

 

Hoạt động 5. Tổng kết chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh.

  1. Mục tiêu: Tổng kết những công việc đã thực hiện được trong chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, trao đổi và chia sẻ lẫn nhau.
  3. Sản phẩm học tập: HS tổng kết được những công việc đã thực hiện trong chiến dịch.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẽ kết quả thực hiện chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh theo những nội dung gợi ý sau:

+ Chia sẻ kết quả thực hiện chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh: những việc làm được, những việc chưa làm được theo kế hoạch và lí do.

+ Chia sẻ ki niệm đáng nhớ khi tham gia chiến dịch truyển thông.

+ Nêu cảm nhận khi được tham gia chiến dịch này.

+ Những điều sẽ rút kinh nghiệm khi tham gia các chiến dịch sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS chia sẻ kết quả hoạt động.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

5. Tổng kết chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh

- HS chia sẻ theo gợi ý của GV.

Kết luận:

Mỗi hoạt động thực tế sẽ là cơ hội để chúng ta trưởng thành hơn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về hiệu ứng nhà kính và đưa ra một số biện pháp để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua việc tìm hiểu một số tấm gương tiêu biểu.
  3. Nội dung: HS tìm hiểu qua sách báo, mạng internet,… và tham khảo sự hướng dẫn của GV (nếu cần thiết).
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ kết quả tìm hiểu trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

*Hướng dẫn về nhà:

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

  • Tìm hiểu về những khó khăn trong cuộc sống.
  • Tìm hiểu những cách thức để vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề.

CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “KHU PHỐ XANH”

- Thời gian: Sáng chủ nhật

- Địa điểm: Nhà văn hoá phường

- Người tham gia: Đại diện các hộ gia đình trong khu vực

Hoạt động

Mục tiêu

Cách thức

Thời gian

Người thực hiện

Kết quả dự kiến

Tìm hiểu về “Khu phố xanh” và các tiêu chí đánh giá

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng “Khu phố xanh”

Thảo luận, toạ đàm

30 phút

Thành viên ban tổ chức

- Bảng tiêu chí đánh giá “Khu phố xanh”

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng “Khu phố xanh”

Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống của bản thân và những người xung quanh

Làm việc cá nhân, nhóm

60 phút

Đại diện các hộ gia đình

- Các biện pháp xử lí rác thải trong gia đình
- Ý tưởng phủ xanh khu phố
- Biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm quy định

Triển khai dự án “Khu phố xanh”

Tiến hành “làm xan”" khu phố

Làm việc cá nhân, nhóm

120 phút

Tất cả những người tham gia

Vệ sinh khu phố sạch sẽ, thông thoáng

---------------------Còn tiếp-----------------------

Giáo án kì 2  hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cánh diều, Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cánh diều tập 2, Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp kì 2 sách cánh diều đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay